Ký ức An Khê - Kỳ 1: Cung đường giao liên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mỗi lần đến vùng đất An Khê, bao kỷ niệm lại ùa về trong tôi, từ những tháng ngày cùng đồng đội tham gia chiến đấu trên con đường giao liên Bắc-Nam đường 19 đến khoảng thời gian làm việc ở cơ quan Huyện ủy K8, gắn bó với bà con dân làng. Với chúng tôi, ký ức về một thời khói lửa không bao giờ phai nhòa.

Mắc kẹt dưới chân hòn Lớn

Dừng chân trên quốc lộ 19-đoạn qua xã Song An (thị xã An Khê), tôi nghe ký ức dội về. Những ngọn đồi có tên và không tên, khi chúng tôi lỡ chuyến vượt đường, ẩn nấp trong đó, chờ đêm về để đi qua. Trong đó có hòn Lớn. Có lẽ vì ngọn núi này cao lớn nhất trong vùng Nam đường 19 nên dân ta đặt tên như vậy. Trên chóp hòn Lớn có một đơn vị quân đội Việt Nam cộng hòa chốt giữ. Trong đơn vị ấy, có một người vốn là bộ đội địa phương của ta, chiêu hồi giặc, rồi cầm súng cho giặc, tên đó khá thạo về đường đi lối lại của các đội công tác và cánh giao liên chúng tôi; là chưa nói đến trên ngọn núi hòn Cong, phía Tây-Nam thị trấn An Khê, còn có một bộ phận lính Mỹ canh, thỉnh thoảng chúng rọi đèn pha công suất cực lớn xuống thung lũng An Khê, bán kính hàng chục cây số. Vì thế, mỗi khi qua lại khu vực này, chúng tôi hết sức cảnh giác.

Không có nơi nào khác thuận lợi hơn để chúng tôi vượt đường 19, ngoài đoạn đường này. Biết là khá nguy hiểm, nhưng người xưa chẳng đã bảo rằng, nơi nguy hiểm nhất cũng chính là nơi an toàn nhất. Và con đường giao liên Bắc-Nam giữa hai phía các xã Bắc và Nam đường 19 vẫn cứ hoạt động cho đến khi An Khê được giải phóng vào ngày 23-3-1975.

Nhưng có một lần, chẳng hiểu địch “ngửi” thấy điều gì bất an mà chúng đã mấy ngày đêm liền, ngày thì càn quét lùng sục quanh các dãy núi, đêm lại phục kích, tuần tra dọc theo tuyến quốc lộ, cứ chừng vài chục phút có vài xe bọc thép chạy dọc theo cả tuyến đường, đèn pha rọi sáng chói cả vùng trời, thỉnh thoảng chúng nã đạn vào... bóng tối, những nơi chúng nghi có Việt Cộng. Chúng tôi mắc kẹt dưới chân hòn Lớn mấy ngày đêm, không thể vượt đường qua phía Bắc như kế hoạch.

Ở lưng chừng hòn Lớn, mỗi khi mặt trời lên cao, sương tan hoặc chiều xuống, tôi và anh Trịnh Văn Đào bên Đội An ninh K8 ra chỗ trống, nhìn xuống thị trấn An Khê. Dưới góc nhìn của chúng tôi, An Khê bấy giờ là “thiên đường”, là chốn phồn hoa đô hội, trong phút chốc, chiến tranh như đã lùi vào một góc nào đó, xa thẳm trong lòng của những chàng trai mười tám, đôi mươi như chúng tôi.

Chị Nguyễn Thị Hoa và nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Đoàn Minh Phụng

Chị Nguyễn Thị Hoa và nhà văn Trung Trung Đỉnh. Ảnh: Đoàn Minh Phụng

Cũng trên cung đường ấy, bao đồng đội của chúng tôi nằm lại bởi những lần lọt vào ổ phục kích của quân thù. Anh Phan Văn Thám, anh Mao và nhiều đồng đội nữa-những chàng trai giao liên thạo đường, đến từng góc ruộng, bờ ao các anh cũng thuộc làu, mà vẫn không tránh khỏi nơi phục kích của giặc và bị chúng sát hại.

Những năm 70 của thế kỷ trước, việc vận chuyển vũ khí, phương tiện chiến tranh và hậu cần, quân dụng cho các tỉnh Bắc Tây Nguyên từ Cảng Quy Nhơn (Bình Định) của Mỹ-ngụy trên đường 19 thường bị quân giải phóng chặn đánh, cho nên Mỹ bèn nghĩ ra cách vận chuyển bằng đường ống. Thời gian đầu, cách vận chuyển này có vẻ an toàn, nhưng rồi được một thời gian ngắn, sự an toàn đó đã không còn. Dọc đường ống, tuy rằng thường xuyên có quân lính tuần tra, canh giữ, nhưng chỉ chờ chúng sơ hở là bị người dân hoặc du kích, bộ đội địa phương phá hỏng.

Một lần, trên đường công tác về, trong đêm thanh vắng, nghe tiếng động lạ vọng ra từ đường ống, biết là địch đang vận chuyển xăng dầu từ Quy Nhơn lên, nhóm chiến sĩ giao liên của anh Đinh Văn Niềm đã nã đạn vào đường ống. Không may, loạt đạn ấy có lẫn đạn lửa, xăng bốc cháy dữ dội, anh Niềm bị bỏng nặng.

Nghĩa tình đồng đội

Anh Niềm là một trong những giao liên tôi yêu quý, kính trọng, luôn học hỏi và noi gương. Học hành chưa được mấy, anh Niềm rời gia đình, quê hương lúc vừa tuổi “bẻ gãy sừng trâu” để theo những người đồng hương đi cứu nước. Là nói vậy chứ ngày ấy những người trẻ như chúng tôi thì khái niệm đi cứu nước còn mơ hồ lắm. Mấy ngày huấn luyện cho biết vài đường cơ bản là được trao ngay một khẩu súng to dài, kèm theo là một nhiệm vụ nào đó mà không thể không vui mừng vì mình đã là người được cấp trên tin tưởng. Thế là cái chết cho dù mồn một trước mắt, chúng tôi cũng coi là chuyện thường ngày.

Trong cuộc gặp gỡ đầu năm 2023 vừa rồi, tôi thấy anh vẫn khỏe, vẫn nói cười vô tư, khó mà biết anh đã ngoài thất thập và là thương binh đã 4 lần vướng đạn giặc. Tôi biết khi về nghỉ hưu, anh Niềm còn tham gia nhiều công việc tại nơi cư trú và cái chất của người đảng viên trong anh vẫn như ngày nào, không ngại khó khổ, luôn tin vào dân, vào Đảng.

Giờ có dịp trở lại Song An, dọc hai bên đường đã không còn dấu tích nào của đạn bom quân thù để lại. Hồi năm 2019, tôi cùng bác sĩ Nguyễn Hữu Nam-nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nhà văn Trung Trung Đỉnh-người lính của Huyện đội K8 năm nào-thăm lại chiến trường xưa, thắp nén nhang cho cô Nguyễn Thị Sương-một cán bộ phụ nữ thời chiến tranh ở vùng đất An Khê-mất vì căn bệnh hiểm nghèo, hậu quả của chiến tranh.

Chúng tôi đến thăm chị Nguyễn Thị Hoa-một trong những nữ nuôi quân một thời ở Huyện đội K8, thấy chị sống trong căn nhà khá khang trang cùng con cháu, vui vẻ, khỏe mạnh, chúng tôi cũng vui lây. Anh Chín Thung (Nguyễn Hữu Thung)-chồng chị Hoa cũng là lính Huyện đội K8, trong một trận chống càn năm 1971, không may anh bị thương và rơi vào tay địch. Bị tù đày, tra tấn dã man của cai ngục nhà tù Phú Quốc, khi được trao trả, trở về mang trên mình đầy bệnh tật, nên sau ngày giải phóng, các vết thương tái phát, anh đã không qua khỏi, chị Hoa một mình nuôi con khôn lớn, chăm cháu học hành, trưởng thành.

Hôm nay, trở lại cung đường giao liên, nơi những ngọn đồi xưa giờ là màu xanh ngút ngàn của rừng keo, của những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, giúp người dân có nguồn thu đảm bảo cuộc sống, vượt khó làm giàu. Người dân Song An, từ bàn tay chăm chỉ, cần cù lao động mà đời sống đã được ổn định, nhiều gia đình đã trở nên giàu có. Đường 19 đang được Nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng, rồi đây sự giao lưu mua bán giữa đồng bằng Trung Bộ và Tây Nguyên, mà Song An, An Khê là cửa ngõ, sẽ thuận lợi hơn nhiều. Song An giờ đang ngày một phát triển, hầu hết nhà ở, đường sá, trường học, trạm y tế được bê tông hóa, xóm thôn bình yên, lòng người thuận hòa.

Có thể bạn quan tâm

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.
Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hành trình trả rừng về nguyên bản

Hơn 500 cây sao đen được trồng trên khu rừng cộng đồng rộng 4ha ở thôn Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là bước đệm đầu tiên của hành trình “cõng” cây gỗ lớn về rừng, trả lại mảng xanh cho núi rừng Hòa Bắc cũng như tạo sinh kế bền vững cho bà con Cơ Tu ở đây.