Kỳ thú chuyện săn ong giống ở xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tiết trời chớm lạnh cũng là lúc mùa săn ong ở các huyện miền Tây bắt đầu.  Với nhiều người, nghề này không chỉ là một nghề kiếm sống mà còn là một thú vui.
 

 

Những ngày này, khắp các huyện miền núi nhộn nhịp người đi săn ong làm giống. Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… là những địa phương có nhiều người đến săn ong mật nhất.
 

 

Hai vật bất li thân của người đi săn ong là vợt và ống mồi. Vợt được may từ màn tuyn có cán cầm và sào chắp. Ống mồi là một ống gỗ cong khoét rỗng dài khoảng 0,7m, đường kính từ 0,2 - 0,25 m.
 

 

Từ tháng 9 âm lịch trở đi, khi trời vào Đông, ong mật sẽ di chuyển từ núi cao xuống chân núi và các vùng thấp hơn để tránh rét. Dịp này những người nuôi ong, mê ong sẽ mang ống đi săn. Họ thường đến các vách đá, bãi gỗ… để bắt ong thăm - con ong làm nhiệm vụ tìm chỗ trú cho đàn.
 

 

Những người đi săn ong ở Nam Đàn, Thanh Chương đang chờ ong thăm giữa bãi gỗ lớn ở xã biên giới Thanh Thủy (Thanh Chương).
 

 

Khi phát hiện vị trí nào có ong thăm về tìm tổ, người đi săn lập tức đưa ống mồi đến treo khắp các hàng cây, các bờ rào, bờ tường. Họ cố gắng bắt cho được 1 con ong thăm bỏ vào ống mồi của mình, rồi chờ đợi quá trình thăm ống của ong.
 

 

Nếu ống mồi của ai đó, có nhiều ong thăm về, tức tốc sẽ có nhiều người đến bắt ong thăm chia sẻ. Chuyện bắt ong thăm cũng gây ra không ít phiền toái, tranh chấp giữa các nhóm, đoàn săn ong.
 

 

Khi bắt được 1 con ong thăm, họ nhẹ nhàng cho con ong này vào tổ, bít lại trong chốc lát rồi mở ra và theo dõi. Nếu ong vào tổ lâu, lúc bay đi còn kéo thêm một hay nhiều con ong khác đến, thì ống mồi đó có khả năng sẽ là nơi trú ngụ của đàn ong.
 

 

Thời gian ong thăm ống kéo dài hàng tiếng đồng hồ, có khi mấy ngày sau ong mới kéo về. Người đi săn ong đòi hỏi phải có tính kiên trì, chịu khó, lẫn sự say mê, nhiều lúc quên ăn, quên ngủ.
 

 

Ông Phạm Văn An (61 tuổi) - một người săn ong lâu năm ở xóm 12, xã Nam Giang (Nam Đàn) cho biết: Ong chỉ có một đàn, nhưng có hàng chục, hàng trăm ống mồi đem đến, cuối cùng thì ong cũng chỉ chọn lấy một ống tốt nhất để “đổ bộ” mà thôi. Đi săn ong giống, chẳng khác nào đấu trường 100, kết thúc cuộc chơi chỉ có 1 người thắng cuộc, còn lại về không”.
 

 

Sau khi bầy ong vào hết trong ống mồi, người săn ong nút lỗ cẩn thận rồi mang về nhà san sang ống nuôi. Việc ong có gắn bó với ống nuôi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, có người đi săn ong để nuôi, có người săn ong về để bán. Với nhiều người, săn ong - nuôi ong không chỉ là một công việc, một nghề, mà còn là một thú vui.

Huy Thư/baonghean

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.