Kỳ lạ ngọn lửa cháy suốt 4.000 năm, chưa từng bị dập tắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngọn lửa này đã cháy 4.000 năm và không hề dừng lại, ngay cả mưa, tuyết, gió cũng chưa từng làm nó dập tắt.

Ngọn lửa vẫn tồn tại qua hàng nghìn năm. Ảnh: Attravel
Ngọn lửa vẫn tồn tại qua hàng nghìn năm. Ảnh: Attravel



Azerbaijan, đất nước nằm ở ngã tư Đông Âu và Tây Á, được mệnh danh là "Vùng đất của lửa” nhờ các đám cháy xảy ra tự nhiên và cháy liên tục trên bán đảo Absheron, nổi tiếng nhất là vùng núi Yanar Dag.

Hiện tượng này xuất hiện do một tác dụng phụ của trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào ở quốc gia này, đôi khi bị rò rỉ ra bề mặt. Yanar Dag là một trong những nơi xảy ra vụ hỏa hoạn tự phát vừa thu hút vừa khiến khách du lịch kinh ngạc khi đến Azerbaijan.

Nhà thám hiểm người Venice, ông Marco Polo, đã viết về những hiện tượng bí ẩn khi ông đi qua đất nước này vào thế kỷ 13. Những thương nhân đi qua Con đường tơ lụa cũng mang theo tin tức về ngọn lửa khi họ đi đến các vùng đất khác. Đó là lý do tại sao đất nước này còn được nhắc đến với cái tên “Vùng đất lửa”

Tôn giáo cổ đại

Những đám cháy như vậy đã từng rất dồi dào ở Azerbaijan, nhưng vì chúng dẫn đến việc giảm áp suất khí dưới lòng đất, cản trở việc khai thác khí thương mại, nên hầu hết đã bị dập tắt.

Yanar Dag là một trong số ít những minh chứng còn sót lại của ngọn lửa vĩnh cửu, và có lẽ là ngọn lửa ấn tượng nhất.

Có một thời gian, những ngọn lửa đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo Zoroastrian cổ đại được thành lập ở Iran và phát triển mạnh mẽ ở Azerbaijan trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Đối với người Zoroastrian, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, và là phương tiện để có thể đạt được sự thấu hiểu và trí tuệ tâm linh.

Rahila, một hướng dẫn viên du lịch ở đây cho biết: “Trải nghiệm ấn tượng nhất là vào ban đêm, hoặc vào mùa đông. Khi tuyết rơi, những bông tuyết tan trong không khí mà không bao giờ chạm đất.”

Đền lửa Ateshgah

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử thờ phượng lửa của Azerbaijan, du khách nên đi về phía đông của Baku đến Đền Lửa Ateshgah.


 

Đền Ateshgah (Azerbaijan). Ảnh: Saqr Travel
Đền Ateshgah (Azerbaijan). Ảnh: Saqr Travel



Nghi thức thờ thần lửa tại địa phương này có niên đại từ thế kỷ thứ 10 trở về trước. Cái tên Ateshgah xuất phát từ tiếng Ba Tư có nghĩa là "ngôi nhà lửa" và trung tâm của khu phức hợp là một ngôi đền thờ trên đỉnh mái vòm, được xây dựng trên một lỗ thông khí tự nhiên.

Ngôi đền gắn liền với chủ nghĩa Zoroastrian, nhưng đây là nơi thờ cúng của người theo đạo Hindu mà sử tích cụ thể đã được họ ghi lại chi tiết hơn.

Tuy nhiên, ngôi đền đã không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng từ cuối thế kỷ 19, vào thời điểm các mỏ dầu xung quanh phát triển.

Khu phức hợp đã trở thành viện bảo tàng vào năm 1975, được đề cử là Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) năm 1998 và hàng năm chào đón khoảng 15.000 khách du lịch viếng thăm.

Thảo My (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.