Kỳ 2: Cống Bà Xếp 'lừng danh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi tàu về đến gần ga Sài Gòn, tiếng còi báo hiệu vang lên, những thanh gác chắn được thả xuống, người dân hai bên đường ray tạm dừng mọi việc qua lại, chờ tàu đi qua. Chuyện xóm đường tàu, buồn vui và tai nạn ở đấy cũng đã là lẽ thường trong hơi thở họ.  
Tiếng tàu đều đã trở nên quen thuộc với người dân ở xóm Cống Bà Xếp
Tiếng tàu đều đã trở nên quen thuộc với người dân ở xóm Cống Bà Xếp
Đêm nằm nghe tàu về là biết mấy giờ
Nhịp sống của người dân dọc đường ray của tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận thuộc TP.HCM dường như chậm lại đôi chút mỗi khi có tàu đi qua. Người dừng xe, người đi bộ đứng gần thanh chắn để nhường đường tàu chạy.
 
Đường Trần Văn Đang trở nên nhộn nhịp, đông đúc mỗi khi tàu đi qua
Đường Trần Văn Đang trở nên nhộn nhịp, đông đúc mỗi khi tàu đi qua
Điểm gác chắn cuối khi tàu vào ga Sài Gòn là chốt Trần Văn Đang (người dân thường hay gọi là Cống Bà Xếp) nằm trên đường Trần Văn Đang. Chốt này đặc biệt vì có 2 đường ray song song nhau. Một đường ray là tuyến tàu chính đi bắc - nam, một đường ray phụ nằm cạnh nối từ Xí nghiệp đầu máy toa xe đến tận ga Sài Gòn.
Trong nội đô TP.HCM có rất nhiều tuyến đường cắt ngang đường ray như: Lê Văn Sĩ, Huỳnh Văn Bánh, Hoàng Văn Thụ... Càng đi vào trung tâm những giao lộ này càng nằm gần nhau hơn. Mỗi giao lộ đều có một chốt trực gác chắn. Hai bên đường ray, nhà cửa nằm dọc san sát theo suốt chiều dài của tuyến đường sắt.
 Các nhân viên kéo gác chắn tại chốt Trần Văn Đang (đường Trần Văn Đang)
Các nhân viên kéo gác chắn tại chốt Trần Văn Đang (đường Trần Văn Đang)
Do vậy, lượng tàu và đầu tàu qua lại nơi đây nhiều hơn hẳn những nơi gác chắn khác. Phía giữa hai đường ray này có một dãy nhà nằm kéo dài từ gác chắn đến tận đường Trường Sa - Hoàng Sa.
Đối với người dân sống dọc đường ray, tiếng còi tàu, tiếng xình xịch mỗi lần tàu chạy ngang chính là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống suốt nhiều năm qua.
“Nghe tiếng tàu chạy ầm ầm vậy chứ riết cũng quen rồi”, bà Nguyễn Thị Bảy một cư dân sống dọc đường ray nói. Bà Bảy đến sinh sống ở khu đường ray từ năm 1965 cho đến nay. Những thay đổi của “xóm” đường ray này bà đều biết rõ.
Cũng cư ngụ tại khu đường ray gác chắn Trần Văn Đang hơn 30 năm, bà Năm cho biết những ngày đầu đến đây ở bà không thể ngủ được. Tuy vậy, dần dần bà cũng đã quen với âm thanh tàu chạy. Thậm chí đêm xuống nằm ngủ, mỗi khi nghe tiếng tàu chạy bà Năm cũng biết lúc đó là mấy giờ.
Bà Năm nói tiếp: “Ngoài chuyện tàu chạy đột xuất thì cứ đến sau 22 giờ là tàu đã ngưng chạy, đến sáng hôm sau 4 giờ mới bắt đầu chạy lại, mà như vậy thì người dân cũng đã thức dậy rồi. Hồi cầu Ghềnh bị sập, tàu ngưng chạy một tháng, không gian ở đây bình yên lắm, mà tui lại cảm thấy như có gì đó thiếu thiếu”.
Người dân đợi tàu ở khu vực đường Trần Văn Đang
Người dân đợi tàu ở khu vực đường Trần Văn Đang
5 Điểm gác chắn cuối là chốt Trần văn Đang (hay còn gọi là khu Cống Bà Xếp) ở đường Trần Văn Đang. Nơi đây đặc biệt nhất là có 2 đường ray song song nhau. Một đường ray là tuyến tàu chính đi bác - nam, một đường ray phụ nằm cạnh nối từ Xí nghiệp đầu máy toa xe đến tận ga Sài Gòn.
"Nó bình thường lắm, ngày tôi sinh ra ở đây đã có xe lửa rồi. Tôi nghe tiếng xe lửa từ khi mới lọt lòng, từ khi còn đầu tàu chạy bằng hơi nước cho đến khi thay đầu tàu mới. Tôi nghe tiếng tàu chạy riết thành ghiền. Có khi tôi đi nước ngoài tối nằm ngủ mà không nghe tiếng cà cộc cà cộc của toa tàu là tôi hơi bị khó ngủ"-ông Hải
Giống như bà Năm, ông Hải (64 tuổi) người được sinh ra và lớn lên ở khu đường ray. Từ âm thanh của còi tàu, tiếng chuông báo hiệu ở khu Cống Bà Xếp không xa lạ gì với ông. Bởi suốt khoảng thời gian 64 năm qua cuộc sống bên đường ray cũng như nhịp thở của ông.
“Nó bình thường lắm, ngày tôi sinh ra ở đây đã có xe lửa rồi. Tôi nghe tiếng xe lửa từ khi mới lọt lòng, từ khi còn đầu tàu chạy bằng hơi nước cho đến khi thay đầu tàu mới. Tôi nghe tiếng tàu chạy riết thành ghiền. Có khi tôi đi nước ngoài tối nằm ngủ mà không nghe tiếng cà cộc cà cộc của toa tàu là tôi hơi bị khó ngủ”, ông Hải cho biết.
Tuy vậy, ông Hải cho rằng càng về sau này mật độ tàu chạy càng nhiều. Người dân qua lại khu Cống Bà Xếp ngày một nhiều hơn. Nhưng sự tự giác nhường đường cho tàu chạy qua của người dân lại không như ngày xưa.
Nhắc lại chút kỷ niệm ngày xưa ở ‘xóm’ đường ray, ông Hải cho biết, đối với dân ở Sài Gòn mấy chục năm trước không ai mà không biết khu Cống Bà Xếp, nó nổi tiếng bởi mọi loại tệ nạn xã hội. Nhưng ông Hải lại khẳng định ở đâu cũng có người tốt người xấu, khu Cống Bà Xếp cũng như vậy. Những người nghèo ở xóm ông nhờ buôn bán gần đường ray mà có tiền mua gạo, nuôi con khôn lớn.
“Mấy người nghèo lúc xưa mỗi khi tàu liền đu theo bán trà đá, bánh trái. Thậm chí có người đi theo tàu ra tận miền Trung mua củi mua than về Sài Gòn để bán lại kiếm lời”, ông Hải kể lại.
Còn khu Cống Bà Xếp năm xưa trong mắt ông Nguyễn Văn Lộc (người định cư tại từ năm 1958) là nơi đồng trống, xung quanh là ao ruộng với dân cư thưa thớt.
Theo ông Lộc, khu gần ga Sài Gòn ngày trước là đồng cỏ để nuôi bò còn được gọi là khu chuồng bò (nay thuộc P.9, Q.3). Khi còn nhỏ, ông Lộc thường cùng bạn trong xóm ra đường ray dạo chơi hoặc có khi ra cầu sắt đường ray nhảy xuống kênh Nhiêu Lộc để tắm. 
Nhân viên đường sắt đang điều tiết tàu đi từ Xí nghiệp đầu máy toa xe để vào ga Sài Gòn
Nhân viên đường sắt đang điều tiết tàu đi từ Xí nghiệp đầu máy toa xe để vào ga Sài Gòn
Phụ nữ cụt tay nhặt ve chai ở 'xóm' đường ray
Ở “xóm Cống Bà Xếp” có một người phụ nữ dáng người nhỏ thó, da ngăm đen, tay trái bị cụt mất một phần mà ai cũng biết, đó là chị Nguyễn Thị Thu Lan (32 tuổi). Chị Lan làm nghề nhặt ve chai ở khu vực ga Sài Gòn.
Ngôi nhà chị Lan nằm trong một con hẻm cực nhỏ (đường Trần Văn Đang, Q.10), cách bức tường là tới đường ray xe lửa. 7 người trong gia đình chị hằng ngày chen chúc cùng 5 gia đình họ hàng trong ngôi nhà khoảng 40m2.
“Mỗi người ở một chút, chỉ cần nằm thôi là đủ rồi, phía trước nhà là của ông cậu tôi, còn trên gác là của những người dì. Nhà này không có nhà vệ sinh, muốn gì thì cứ ra trước cửa mà làm”, chị Lan chia sẻ.

Cuộc sống từ nhỏ cho đến lớn của chị Lan luôn gắn liền với với những chuyến tàu và đường ray.

Chị Lan, người phụ nữ mưu sinh ở khu vực ga Sài Gòn bằng nghề nhặt ve chai, nhưng không may bị tai nạn tàu làm cụt cánh tay trái hồi năm 6 tuổi
Chị Lan, người phụ nữ mưu sinh ở khu vực ga Sài Gòn bằng nghề nhặt ve chai, nhưng không may bị tai nạn tàu làm cụt cánh tay trái hồi năm 6 tuổi
Năm 1991, lúc chị Lan mới 6 tuổi thì bị tàu cán qua tay khi đang chui từ trong bức tường để ra đường ray, cánh tay đứt lìa một đoạn từ đó.
Chị Lan kể lại, thời điểm ấy do nhà không có nhà vệ sinh nên đến tối, chị ra gần đường ray để đi vể sinh, nào ngờ đoạn đường ray có tàu chạy đến làm chị bị tàu cán đứt lìa một đoạn của cánh tay trái.
Hiện tại, chị vẫn làm công việc nhặt ve chai như 30 năm qua vẫn làm. Công việc của chị bắt đầu từ 2 giờ sáng đến 7 giờ sáng ở khu vực gần ga. Chị nhặt từng vỏ chai, lon nước mà người ta vứt đi, thu nhập mỗi ngày được khoảng 30.000 đồng. Dù không đủ sống, nhưng chị nói vẫn sẽ gắn bó đường ray này. 
Bởi đây là nơi mưu sinh của chị và người chồng làm nghề giao hàng suốt mấy chục năm qua.
Cảnh sinh hoạt của người dân ở ngoài hành lang an toàn đường ray
Cảnh sinh hoạt của người dân ở ngoài hành lang an toàn đường ray
Nhân viên gác chắn nữ ở chốt Hoàng Văn Thụ đang làm việc
Nhân viên gác chắn nữ ở chốt Hoàng Văn Thụ đang làm việc
Phạm Hữu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null