Kỳ 1: Dưới 'cánh chim sắt' khổng lồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có một điều rất đặc trưng là: sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng đều nằm trong nội đô của TP.HCM. Tiếng máy bay cất cánh lên xuống, tiếng còi tàu rền vang khi vào ga, tiếng hụ còi của tàu thuyền là những âm thanh đã trở thành thân quen với những cư dân ở đây.
 

 Đối với người dân ở khu vực P.10, Q.Gò Vấp việc máy bay bay ngay trên đầu là điều đã rất quen thuộc trong cuộc sống
Đối với người dân ở khu vực P.10, Q.Gò Vấp việc máy bay bay ngay trên đầu là điều đã rất quen thuộc trong cuộc sống



Cuộc sống đổi thay bao nhiêu năm những những thanh âm đó đã trở nên quá quen thuộc. Ban đầu nó trở thành những ái ngại, phiền toái nhưng dần rồi mọi thứ đã trở nên một điều gì ấy trong miền ký ức và hơi thở cuộc sống.

Ở Q.Gò Vấp (TP.HCM) có một nơi mỗi ngày có đến hàng trăm chuyến bay ngang qua đầu với khoảng cách cực gần, tưởng như có thể chạm vào máy bay khi đang hạ cánh.Khu vực phường 7, 5, 10, 11 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) nằm trong đường hạ cánh của máy bay khi vào Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, bên dưới đường bay là những khu dân cư đông đúc với hàng ngàn người đang sinh sống. Với họ, tiếng động cơ máy bay khi cất, hạ cánh hay bay xẹt qua đầu đã trở nên quá thân thuộc.

Không nghe tiếng máy bay không ngủ được

Khu P.10, Q.Gò Vấp với địa hình là những con hẻm ngoằn nghèo tựa như hình zic zắc, nằm cận kề sân bay. Có những nhà chỉ cách nhau đúng một bức tường giữa khu dân cư và sân bay. Những ngôi nhà ở đây có vẻ không được rộng rãi cho lắm, thiết kế thấp. Hẻm nhỏ, nhưng chỉ cần nhìn lên bầu trời một lúc là lại có thể thấy những chiếc máy bay thương mại vụt ngang qua đầu.

Nơi đây cũng chính là đường bay của những chiếc máy bay mỗi khi hạ cánh. Khi máy bay bay đến khu này, tiếng gầm rú phát ra từ động cơ lớn đến mức lấn át các loại âm thanh tồn tại bên dưới. Những chiếc máy bay khổng lồ tích tắc hiện rõ trên bầu trời mỗi khi lướt ngang mái nhà rồi sau đó tiến thẳng vào đường băng để hạ cánh.


Từ sáng đến tối khuya, mỗi 5 đến 15 phút đều có một chuyến bay hạ cánh đi qua địa phận P.10. Cứ thế, người dân sống ở đây trở nên quen thuộc với việc có mặt của những “chú chim sắt”.

 

Người dân có thể nhìn và cảm nhận được những lần cất, hạ cánh của máy bay hay tiếng động cơ máy bay gầm rú trên đầu
Người dân có thể nhìn và cảm nhận được những lần cất, hạ cánh của máy bay hay tiếng động cơ máy bay gầm rú trên đầu
Tuy nhiên, việc di chuyển của máy bay cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân tại đây. Và người dân xem máy bay như là một trong những hoạt động bình thường
Tuy nhiên, việc di chuyển của máy bay cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân tại đây. Và người dân xem máy bay như là một trong những hoạt động bình thường



Cách ranh giới sân bay khoảng 50 m là nhà ông Dương An (60 tuổi). Nhà ông nằm ngay đường hạ cánh của máy bay. Đứng từ nhà ngước lên ông có thể thấy rõ chiếc máy bay to đùng chỉ cách mái nhà vài chục mét. Ông An đã sống ở đây được hơn 40 năm. Mỗi ngày ra vào nhà ông An dường như đã quá quen thuộc với sự hiện diện của máy bay, coi đó là điều bình thường trong cuộc sống.

 

"Mỗi ngày tôi nghe không biết bao nhiêu tiếng máy bay bay qua, nghe riết tôi biết giờ nó bay sao luôn. Giờ ở đây mà không nghe được tiếng máy bay là tôi ngủ không được"-ông An

“Mỗi ngày tôi nghe không biết bao nhiêu tiếng máy bay bay qua, nghe riết tôi biết giờ nó bay sao luôn. Buổi sáng bay thì ít, đa phần là buổi chiều tối máy bay bay rất nhiều. Có khi cả buổi không nghe chiếc nào bay ngang là tôi thắc mắc sao nay không có bay. Giờ ở đây mà không nghe được tiếng máy bay là tôi ngủ không được. Nó như tiếng nhạc vậy đó, có nhạc du dương bên tai mới ngủ được”, ông An cho hay.

Còn ông Ba Sậm (85 tuổi, ngụ P.10, Q.Gò Vấp), một trong những người sống lâu năm tại đây. Nhà ông cũng nằm cách rìa sân bay chỉ vài chục mét. Suốt cả đời ông sống và lớn lên ở đây và chứng kiến sự đổi thay của sân bay qua nhiều thời kỳ.

Từ trước những năm chưa giải phóng, ông cũng đã quen với tiếng máy bay quân sự. Thời gian sau này, khu ông sống dân cư đến ở đông hơn, máy bay thương mại bay ngày càng tấp nập. Nhiều nhất là thời điểm lễ tết, các máy bay bay liên tục, khu vực này ồn ào hẳn lên.

Ông Sậm dường như thuộc lòng giờ bay từng hãng máy bay mỗi khi máy bay ngang qua. “Đó là chiếc máy bay của hãng Viet Nam Airlines bay đó”, ông Sậm nhìn lên trời và nói như để chứng minh điều đó.


 

Bên dưới đường bay là những khu dân cư đông đúc với hàng ngàn người đang sinh sống
Bên dưới đường bay là những khu dân cư đông đúc với hàng ngàn người đang sinh sống
Một trường học nằm dưới đường hạ cánh của máy bay
Một trường học nằm dưới đường hạ cánh của máy bay
Với khoảng cách cực gần người đứng bên dưới tưởng như có thể chạm vào máy bay khi đang hạ cánh
Với khoảng cách cực gần người đứng bên dưới tưởng như có thể chạm vào máy bay khi đang hạ cánh



Một người dân sống ở đây cũng hài hước cho hay, ở đây ai ai cũng sống quen với tiếng máy bay. Những đứa trẻ nhỏ mới sinh ra khi nghe tiếng máy bay là khóc inh ỏi, nhưng chỉ 1 tháng sau là quen không “thèm” khóc nữa.


“Đôi lúc cũng gặp nhiều phiền phức vì máy bay lắm. Tôi đang coi thời sự buổi tối trong nhà mà máy bay bay qua là không nghe được gì, làm mất luôn khúc hay. Hoặc hồi lâu rồi, cô em ở nước ngoài mới về, vừa bước lên lầu thắp nhang thì nghe tiếng máy bay ầm ầm xong cổ sợ lao từ tầng lầu xuống đất tìm chỗ nấp vì cứ tưởng máy bay sắp đâm vô nhà”, người dân này kể lại.

Mở quán cà phê ăn theo máy bay

Không những là nơi sinh sống, một số người có nhà hoặc thuê nằm dưới đường bay để tận dụng mở quán cà phê phục vụ nhu cầu ngắm máy bay của người Sài Gòn. Trên dọc đường Quang Trung (thuộc khu vực P.10, P.7) không khó để tìm kiếm quán cà phê ngắm máy bay như vậy.

Đa phần, những không gian sân thượng được tận dụng để kinh doanh cho loại hình cà phê này hơn là phòng lạnh. Khách đến đây với mục tiêu chính là được ngắm nhìn những chiếc máy bay với khoảng cách gần nhất có thể.


 

Khu vực Q.Gò Vấp cũng chính là đường bay của những chiếc máy bay mỗi khi hạ cánh
Khu vực Q.Gò Vấp cũng chính là đường bay của những chiếc máy bay mỗi khi hạ cánh
Những ngôi nhà nằm san sát cạnh sân bay Tân Sơn Nhất
Những ngôi nhà nằm san sát cạnh sân bay Tân Sơn Nhất
Còn trên các quán cà phê ngắm máy bay cũng thu hút rất nhiều người đến
Còn trên các quán cà phê ngắm máy bay cũng thu hút rất nhiều người đến



Anh Lưu Tuấn Ngọc, một chủ quán cà phê sân thượng ngắm bay cho biết, từ một lần tình cờ đến Gò Vấp và thấy máy bay bay ngang qua đầu, anh đã nảy ra ý tưởng đến đây để thuê nhà kinh doanh cà phê ngắm máy bay.  

“Đếm trên đầu ngón tay thì ở Việt Nam chỉ có 5 đến 6 quán cà phê ngắm máy bay. So với các quán cà cóc hay cà phê máy lạnh thì cà phê ngắm máy bay độc đáo ở chỗ khách hàng đến chỉ đề nhìn thấy những chú chim sắt”, anh Ngọc cho hay.

Phạm Hữu-Đậu Tiến Đạt (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.