Kon Tum: Ươm mầm sâm trên đỉnh Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 1 năm gieo hạt, những mầm xanh của cây giống sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum bắt đầu chu kỳ rụng lá, người trồng sâm hay gọi là cây “ngủ đông”. Để giúp cây giống sinh trưởng, phát triển, cây giống từ vươm ươm được di thực trồng nơi khác.
Đánh thức “Quốc bảo”
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định: Sâm Ngọc Linh là “Quốc bảo” của Việt Nam. Hàng chục năm qua, những mầm xanh của sâm vẫn ngày một vươn mình để lưu giữ và phát triển nguồn dược liệu quý trên đỉnh núi Ngọc Linh.
Những năm gần đây, với những người trồng sâm ở Kon Tum, vụ trồng mới được tiến hành chậm hơn so bình thường. Ông Nguyễn Thành Chung-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đak Tô-cho biết: Cuối tháng 10 đầu tháng 11, chúng tôi mới tiến hành vụ trồng mới. Cây con phát triển củ sâm từ tháng 3. Chúng tôi nuôi củ được 5 tháng mới mang đi trồng. Lúc này, củ sâm to, khi trồng sẽ phát triển tốt, hạn chế chết. Ngoài ra, khi thời tiết mưa nhiều, đất ướt sẽ không tốt, làm yếu rễ.
Ảnh: Cao Nguyên
Cây sâm giống sau khi nhổ khỏi vườn ươm phải được mang đi trồng ngay. Ảnh: Cao Nguyên
Tại vườn gieo ươm của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum, vụ trồng chỉ mới bắt đầu từ những ngày đầu tháng 11 này. Khi cây sâm giống bắt đầu "ngủ đông", việc trồng sâm mới lại vào vụ. Cây giống được gieo bằng hạt với mật độ dày tại vườn ươm. Mỗi vườn ươm có diện tích 3-4 m2 nhưng có cả ngàn cây con. Việc nhổ cây được làm thủ công. Mọi người dùng tay xới nhẹ lên mặt đất để lấy cây giống. Theo anh A Hem (công nhân Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum), người có thâm niên trồng sâm Ngọc Linh 15 năm cho hay: Khi nhổ, phải làm nhẹ nhàng, dùng bằng tay để bảo vệ bộ rễ, nhặt từng cây. Khi nhổ lên, phải trồng ngay. Cây giống nhổ để 2, 3 ngày sẽ yếu, dễ chết.
Trên khoảng vườn ươm nhỏ, mọi người tỉ mỉ, cẩn thận nâng niu từng cây giống nhỏ, cố gắng không bỏ sót cây nào. Sau khi nhổ cây con, các ô vườn ươm được công nhân dùng lá khô phủ lên bề mặt để tạo mùn, thêm dinh dưỡng cho đất. Cùng đó, những cây bị sót khi nhổ có thể tiếp tục phát triển. Được biết, hiện mỗi cây sâm giống giá khoảng 300 ngàn đồng/cây. Tuy nhiên, người dân chủ yếu ươm trồng, ít bán ra thị trường nên cây giống rất khan hiếm.
“Nhà mới” của sâm
Trước khi đưa sâm giống đi trồng, công tác chuẩn bị đất phải được làm cẩn thận tại “nhà mới” của sâm.
Cụ thể, người công nhân phải làm đất, xới, ủ, tạo mùn cho đất. Ông A Brít (làng Đak Viên, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) cho biết: “Trước khi đưa cây con đi trồng, chúng tôi phải tìm mùn bón cho đất. Mùn được lấy từ các cây gỗ mục trên rừng. Có mùn sẽ có thêm dinh dưỡng cho đất, tạo độ xốp. Vì trồng số lượng lớn nên tìm cây gỗ mục không dễ. Mình trồng sâm, không thể phá rừng mà phải giữ rừng”.
Ảnh: Cao Nguyên
Sâm Ngọc Linh được ươm bằng hạt trên mỗi ô đất rộng khoảng 4 m2 . Ảnh: Cao Nguyên
Khác với đất để ươm cây, “nhà mới” của sâm sẽ có mật độ trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây khoảng 20-30 cm. Sau khi cây đưa đến, các công nhân cẩn thận dùng tay móc từng hố nhỏ, cây con khi đưa vào hố trồng sẽ được phủ đất lên. Cũng như lúc gieo, cây được trồng nông, độ sâu chỉ khoảng 2 cm. Sau khi trồng xong, người công nhân sẽ “lợp mái” cho “nhà mới” của sâm để che, tránh mưa đá, cành cây rừng gãy đổ. “Ngoài thiên nhiên, thời tiết khi mưa đá, cây ngã đổ, thì cây sâm còn bị xâm hại bởi chuột và các loại thú rừng khác. Bên cạnh đặt bẫy, ban đêm chúng tôi còn đi soi chuột để tránh nó phá sâm”-ông A Brít chia sẻ.
Ảnh: Cao Nguyên
Khi cây sâm giống tạo củ được khoảng 5 tháng sẽ được đem đi trồng. Ảnh: Cao Nguyên
Để có một củ sâm đến với người tiêu dùng, người trồng mất ít nhất 7 năm chăm sóc với những công đoạn tỉ mỉ, không rời xa một ngày. Khi gieo hạt, tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 60-70%. Khi trồng, tỷ lệ sống giảm theo từng năm. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch, tỷ lệ sống chỉ còn 30-40% số cây. Dù nói là sâm trồng nhưng thực tế cây giống được gieo bằng hạt, trồng tự nhiên trên rừng. Quá trình trồng, không có bất kỳ tác động nào của các loại thuốc, phân trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. “Sâm Ngọc Linh chỉ trồng ở núi Ngọc Linh nó mới đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Thổ nhưỡng, khí hậu, tính đặc hữu nơi đây khác so với mọi miền của đất nước. Vì vậy, việc ươm trồng sâm không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen quý của giống sâm Ngọc Linh”-ông A Sỹ-Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, người có thâm niên 25 năm trồng sâm ở núi Ngọc Linh-khẳng định.
CAO NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

null