Kịp thời áp dụng các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 đối với người đi về từ vùng dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 8-5, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai có Công văn số 73/CV-BCĐ về việc cập nhật danh sách các địa phương có liên quan đến dịch Covid-19 và hướng dẫn áp dụng hình thức giám sát y tế đối với người đi từ vùng dịch trong nước về tỉnh.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị kịp thời áp dụng các biện pháp phòng-chống dịch đối với người đi về tỉnh từ vùng dịch. Cụ thể, cách ly y tế tập trung ít nhất 21 ngày đối với các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc vòng 1 (F1) với bệnh nhân mắc Covid-19; các trường hợp đến từ vùng dịch, tâm dịch được Bộ Y tế thông báo; tiếp xúc gần (ngồi cùng dãy ghế hoặc dãy ghế trước, sau đối với bệnh nhân mắc Covid-19) trên các chuyến bay, tàu xe... có người mắc Covid-19 được Bộ Y tế thông báo.

Tất cả công dân đi về từ các địa phương ghi nhận có ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 đều phải thực hiện khai báo, giám sát y tế. Ảnh: Như Nguyện
Tất cả công dân đi về từ các địa phương ghi nhận có ca bệnh Covid-19 đều phải thực hiện khai báo, giám sát y tế. Ảnh: Như Nguyện


Cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú 14 ngày có sự theo dõi của cơ quan y tế xã, phường, thị trấn đối với các trường hợp tiếp xúc gần với F1 và đến từ các tỉnh, thành phố có dịch (nhưng không phải tại vùng tâm dịch hoặc các địa điểm do Bộ Y tế thông báo).

Các trường hợp tiếp xúc vòng 3 (F3), các trường hợp hoàn thành cách ly tập trung yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và đảm bảo an toàn phòng-chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly sẽ tự theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày.

Đối với những người từ các vùng dịch khi về tỉnh Gia Lai phải khẩn trương liên hệ các cơ sở y tế, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 của địa phương để được hỗ trợ khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo đúng quy định.

Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố liên hệ với Sở Giao thông-Vận tải, Công an tỉnh nắm thông tin các tuyến xe, chuyến bay từ các địa phương có dịch về để hướng dẫn khai báo y tế.

Tại công văn này, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh cũng yêu cầu cách ly y tế tập trung ít nhất 21 ngày và cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú 14 ngày đối với các trường hợp trở về từ từng địa phương có liên quan đến dịch.


 

MỘC TRÀ
 

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?