Kim ngạch xuất khẩu cau tăng 1.240%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính từ đầu năm đến cuối tháng 8-2024, kim ngạch xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 21,2 triệu USD (tăng 51,3% so với cùng kỳ năm 2023). Riêng tháng 8-2024, kim ngạch xuất khẩu cau đạt 9,28 triệu USD (tăng 1.240% so với cùng kỳ năm ngoái).

Tính riêng trong tháng 8-2024, kim ngạch xuất khẩu cau của Việt Nam đạt 9,28 triệu USD (tăng 1.240% so với cùng kỳ năm 2023).

Cau là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 13 của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024, cao hơn cả hạnh nhân, mắc ca, vải và chôm chôm.

Các chuyên gia cho biết, kim ngạch xuất khẩu cau của Việt Nam tăng đột biến là vì thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu cau của nước ta vì sản lượng cau tại quốc gia này đã sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh và bão Yagi.

Tại Trung Quốc, cau được sử dụng như một loại dược liệu quan trọng có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa, hạ đường huyết... Những quả cau non (có hạt còn rất nhỏ hoặc chưa định hình) được chế biến thành kẹo. Loại kẹo này nổi tiếng với hương vị ngọt nhẹ và cay, được người Trung Quốc ưa chuộng vào mùa đông vì có đặc tính làm ấm, ngăn ngừa và giảm viêm họng.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cau chính của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác nhập khẩu các sản phẩm từ cau lớn thứ 2 của Trung Quốc (sau Indonesia).

Mặc dù vậy, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ồ ạt trồng cau, chạy theo cơn sốt giá nhất thời. Vì sản phẩm này vẫn tiềm ẩn rủi ro, khi chưa phải là mặt hàng xuất khẩu chính ngạch qua thị trường Trung Quốc.

cau.jpg

Có thể bạn quan tâm

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.