Không tiêm vắc-xin Moderna cho người đã tiêm mũi 1 AstraZeneca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế yêu cầu không tiêm vắc-xin Covid-19 do Moderna sản xuất hoặc các vắc-xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị trực thuộc về hướng dẫn tiêm 2 liều vắc-xin Covid-19. 
Theo đó, Bộ Y tế cho biết từ tháng 3-2021 đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận nhiều loại vắc-xin có công nghệ sản xuất khác nhau như: AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V... Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay, cơ quan y tế đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc-xin AstraZeneca và mũi 2 là vắc-xin Pfizer đáp ứng miễn dịch tốt. Tuy nhiên, việc tiêm trộn này có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Tiêm vắc-xin Moderna cho người lớn tuổi tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM (quận Phú Nhuận, TP HCM). Ảnh: Hoàng Triều
Tiêm vắc-xin Moderna cho người lớn tuổi tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM (quận Phú Nhuận, TP HCM). Ảnh: Hoàng Triều
Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc-xin Covid-19 từ các nguồn khác nhau, Bộ Y tế hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vắc-xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng loại đó.
Trong trường hợp nguồn vắc-xin Covid-19 hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần).
Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vắc-xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc-xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc-xin Covid-19 do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc-xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện và đơn vị, cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc-xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ rộng.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm gần 7 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân, trong đó, gần 713.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.
D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.