Không nên xem nhẹ bạo lực tinh thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 15-4, em N.T.Y.N. (lớp 10A15, Trường THPT chuyên Đại học Vinh) tự tử tại nhà riêng. Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin cho rằng em N. tự tử nghi do bạo lực học đường.

Những dòng tin nhắn của N. với mẹ kể về sự buồn bã, chán chường, lo lắng và không muốn đi học vì bị các bạn “tẩy chay” là cơ sở để mọi người nghi ngờ về việc N. bị cô lập, áp đảo tâm lý tại trường. Nhiều lần xin chuyển lớp không thành, N. phải tiếp tục sống trong cảnh bị bạo lực tinh thần hàng tháng trời. Cuối cùng, em chọn cách giải quyết tiêu cực nhất và để lại sự xót xa, bàng hoàng không chỉ cho gia đình mà cho cả thầy cô, bạn bè.

Hẳn mọi người vẫn chưa quên sự việc nam sinh học trường chuyên tại Hà Nội nhảy lầu trước mặt bố vào đầu tháng 4-2022, để lại bức thư tuyệt mệnh kể về sự mệt mỏi kéo dài vì không nhận được sự quan tâm, đồng cảm thực sự từ bố mẹ. Bóng tối tâm lý đè nặng, kéo dài đã khiến nam sinh này quyết định tự kết liễu đời mình như một cách giải thoát.

Không giống như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần rất khó để nhận biết nhưng hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Điều đó vẫn đang âm ỉ diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội. Trẻ em là đối tượng dễ bị bạo hành tinh thần nhất từ chính người thân của mình. Những lời lẽ “núp bóng” dạy bảo mang tính chì chiết, miệt thị, so sánh khập khiễng, la mắng, dọa nạt rất dễ khiến trẻ tổn thương, trở nên nhút nhát, tự ti và không còn cởi mở, dễ bị trầm cảm, sợ hãi đến trường. Giữa vợ chồng cũng thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực tinh thần.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội từng thực hiện khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố, kết quả: cứ 4 gia đình có tình trạng bạo hành thì có 1 theo kiểu bạo hành tinh thần “hộp đen”-tức là bạo hành không nhìn thấy được, không ầm ĩ, không gây sự chú ý. Một khảo sát khác của Trung tâm Tư vấn Hồn Việt TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bạo hành kiểu “hộp đen” chiếm 72% trên tổng số hơn 500 trường hợp cần tư vấn. Đáng chú ý, bạo hành tinh thần gần như phổ biến trong giới trí thức. Sự vô cảm, lạnh nhạt, không khí căng thẳng trong cuộc sống hôn nhân chính là một trong những biểu hiện của bạo lực tinh thần mà không phải ai cũng nhận ra cho đến khi nạn nhân rơi vào tình trạng trầm cảm, có những cảm xúc, hành động tiêu cực làm tổn hại tới sinh mạng của bản thân.

Luật Phòng-chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định các hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 167 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng-chống bạo lực gia đình. Trong đó, các hành vi bạo lực tinh thần sẽ bị xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng, tương ứng với từng hành vi. Đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh, nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó, có mức phạt tiền 100-300 ngàn đồng. Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng, người có hành vi bạo lực tinh thần bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống, với mức hình phạt như cải tạo không giam giữ (đến 2 năm), phạt tù (mức thấp nhất là 3 tháng, mức cao nhất là 7 năm).

Tuy nhiên, khác với bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần không để lại dấu vết cụ thể. Hơn nữa, những nạn nhân của bạo lực tinh thần thường có tâm lý lo lắng, không dám tố cáo vì sợ bị đe dọa. Bên cạnh đó, mặc dù đã có chế tài như trên song thực sự chưa tạo được sức răn đe. Vì thế, mỗi người cần quan tâm đến tâm lý của người thân nhiều hơn để kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực do bạo lực tinh thần gây nên. Đồng thời, trong mọi mối quan hệ, mọi người cần thẳng thắn trao đổi để tháo gỡ những khúc mắc, tránh làm tổn thương, xúc phạm nhau bằng lời nói. Đặc biệt, trong trường học, thầy-cô giáo cần quan tâm hơn đến diễn biến tâm lý của học sinh để có sự giúp đỡ, can thiệp kịp thời, đúng lúc.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.