Cha mẹ giáo dục con cái tốt sẽ không có bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên tiếp hai vụ học sinh bị đánh, bị đâm tử vong, câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của cha mẹ và nhà trường như thế nào?
 
Trường THCS&THPT Nguyễn Văn Rành - nơi học sinh bị tử vong. Ảnh: An Long
Trường THCS&THPT Nguyễn Văn Rành - nơi học sinh bị tử vong. Ảnh: An Long
Trưa ngày 20.10, trên đường đi học về, học sinh Nguyễn Hoàng Tuấn T, lớp 9 Trường THCS Từ Liêm, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, bị một thanh niên cầm dao đâm tử vong.
Cũng ngày 20.10, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tân An, Long An cho biết, đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ đánh một học sinh lớp 11 tử vong.
Trước đó ngày 17.10, em N.H.K, học sinh lớp 11A1, Trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành bị một nhóm người vây đánh và được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Long An cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Em K. bị chấn thương sọ não, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhưng không qua khỏi.
Học sinh ẩu đả dẫn đến mất mạng không phải chuyện mới. Chưa kể, liên tục nhiều vụ học sinh bị đánh hội đồng, những trận đánh rất man rợ. Đau xót hơn, nhiều trận đánh hội đồng của nữ sinh, đánh xong còn lột áo quần của bạn học ngay giữa đường.
Ở lứa tuổi học trò, đương nhiên có những "ngựa chứng trong sân trường", nhưng chuyện đánh nhau đến mất mạng thì quá khủng khiếp. Một môi trường bạo lực như vậy có nguyên nhân từ đâu?
Tất nhiên là từ giáo dục, nhưng câu hỏi đặt ra là trách nhiệm giáo dục của phụ huynh hay của nhà trường?
Từ trước đến nay, khi xảy ra các vụ học sinh đánh nhau, đánh hội đồng, nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm từ phía nhà trường, thầy cô.  Nhưng các vụ đánh nhau của học sinh ngoài trường học, có những thanh thiếu niên tham gia gây án, vậy thì trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu phân tích kỹ lưỡng thì trách nhiệm của gia đình, cha mẹ là cao nhất, là trước hết, là quyết định cho sự phát triển về nhận thức, tư cách, tính cách, đạo đức của đứa trẻ. Giáo dục của nhà trường làm cho những phẩm chất đó tốt hơn, đẹp hơn mà thôi.
Cha mẹ giáo dục con cái nghiêm túc, tử tế, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa các khả năng gây án. Bọn trẻ có thể xung đột, thậm chí đánh nhau, nhưng cầm dao đâm hay dùng hung khí tấn công người khác tử vong là điều mà các cháu không dám.
Ví dụ như vụ ở Long An, nếu được dạy dỗ đàng hoàng, 7 thanh thiếu niên đó sẽ không đánh cậu học trò đến mức tử vong. Hay như em học sinh ở Lâm Hà, sẽ không bị một bạn cùng trang lứa vì chút xung đột mà lãnh một nhát dao chí mạng.
Chỉ có giáo dục gia đình, của cha mẹ từ bé đến lớn thì mới ngăn chặn được bao lực, không chỉ trong trường học mà ở bất cứ nơi đâu. Giáo dục tốt sẽ không có người đâm và người bị đâm.
Nhà trường có trách nhiệm giáo dục học sinh, nhưng thầy cô khó có thể dạy dỗ những đứa trẻ mà cha mẹ không quan tâm chăm sóc.
Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.