Không mở rộng diện tích cây cao su ở các tỉnh Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên: Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum không còn mở rộng diện tích cây cao su mà chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 

Công nhân khai thác mủ cao su tại Công ty Cao su Cư Mgar (Đak Lak).
Công nhân khai thác mủ cao su tại Công ty Cao su Cư Mgar (Đak Lak).

Riêng năm 2016, các tỉnh Tây Nguyên đạt trên 200.000 tấn mủ cao su, trong đó các tỉnh Gia Lai và Kon Tum có diện tích, sản lượng mủ cao su nhiều nhất.

Từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp, nông hộ trồng cao su tiểu điền ở Tây Nguyên tập trung làm cỏ, bón phân cho cao su kiến thiết cơ bản, cao su đã đưa vào kinh doanh.

Riêng đối với việc bón phân, các doanh nghiệp, nông hộ sản xuất cao su tiểu điền đầu tư mua các loại phân bón, hóa chất để bón cho cây cao su ngay vào đầu mùa mưa. Các doanh nghiệp, nông hộ bón từ 3 - 4 tấn phân chuồng ủ hoai mục/ha cao su kiến thiết cơ bản và tùy theo diện tích cao su tơ (cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ từ năm thứ nhất đến năm thứ 10), cao su trung niên, cao su già, các đơn vị, gia đình đầu tư bón từ 669 kg đến 884 kg NPK/ha/năm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư bón thêm phân komíx, chăm sóc, làm cỏ cho cây cao su đúng quy trình kỹ thuật, góp phần tạo điều kiện cho cây cao su phát triển với năng suất, sản lượng mủ cao.

Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348 ha, trong đó có 139.115 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ; đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131 ha cao su.

Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt, đất lâm nghiệp sang trồng cao su thời gian qua nhìn chung chưa đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu khác đề ra như: công tác thẩm tra, sàng lọc chủ đầu tư... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn lực, nóng vội, nghiên cứu chưa thấu đáo về điều kiện thổ nhưỡng trên đất rừng khộp ngập úng vào mùa mưa, nắng hạn vào mùa khô… khiến một số vườn cao su của các tỉnh Gia Lai, Đak Lak phát triển kém, bị chết với tỷ lệ khá cao…

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.