Không gian Văn hóa Việt Nam tỏa sáng tại 'Hội chợ châu Á 2023' tại Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia Hội chợ châu Á 2023 tại Pháp và dự kiến sẽ duy trì trong những năm tiếp theo, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam thân thiện đến bạn bè quốc tế.
Không gian Văn hóa Việt Nam thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý của khách tham quan. Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN

Không gian Văn hóa Việt Nam thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý của khách tham quan. Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN

Trong hai ngày 2-3/12 tại Trung tâm Triển lãm Eurexpo thuộc thành phố Lyon, miền Trung Cộng hòa Pháp, đã diễn ra sự kiện “Salon d’Asie 2023-Hội chợ châu Á 2023” quy mô lớn với sự tham gia của hàng trăm gian hàng của các nước châu Á, thu hút khoảng 62.000 lượt khách tham dự.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với Hội người Việt tại vùng Auvergne-Rhône-Alpes và Hội Xúc tiến Văn hóa Du lịch Việt Nam tại châu Âu (APCTV) cùng một số đối tác, xây dựng “Không gian Văn hóa Việt Nam” để quảng bá văn hóa, hình ảnh, đất nước con người Việt Nam tới đông đảo công chúng tại Pháp và bạn bè quốc tế, về một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng và an toàn.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện chính thức tham gia sự kiện này và dự kiến sẽ duy trì trong những năm tiếp theo, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam thân thiện, mến khách đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Đến tham quan hội chợ, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh đây là sự kiện hết sức quan trọng, đặc biệt là việc Việt Nam tham gia với tư cách khách mời danh dự, thể hiện vai trò nổi bật của Việt Nam tại hội chợ lần này.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng đánh giá rất cao sự chuẩn bị chu đáo của Hội người Việt Nam tại Lyon đã xây dựng các gian hàng rất tiêu biểu mang đậm nét văn hoá truyền thống của Việt Nam thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý của người xem.

Đây là một sự kiện nổi bật rất ý nghĩa trong năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược hai nước Việt Nam và Pháp.

Giám đốc Trung tâm triển lãm Asiexpo Events, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ châu Á 2023 Jean-Pierre Gimenez nhận định Việt Nam là một người bạn rất thân thiết của Pháp, nhất là trong năm đặc biệt đánh dấu mối quan hệ thân thiết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Ông cho biết đã có dự định làm chương trình về Việt Nam trong 3 năm nay nhưng bây giờ mới thực hiện được.

Tháng 11 vừa qua, Ban tổ chức hội chợ vừa trở về từ Việt Nam và mang theo rất nhiều bức ảnh và hiện vật văn hóa Việt Nam. Đó là lý do mà Ban tổ chức Hội chợ châu Á 2023 đã mời Việt Nam tham gia sự kiện với tư cách là khách mời danh dự.

Ông Jean-Pierre rất vui mừng khi thấy Không gian Văn hóa Việt Nam có những hoạt động sôi nổi và hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều khách tham quan Pháp và quốc tế tới để tìm hiểu và khám phá văn hóa Việt Nam. Việt Nam là một đất nước hiếu khách, có một nền ẩm thực rất tuyệt vời và là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Rất nhiều người Pháp muốn đến thăm Việt Nam.

Chủ tịch Hội người Việt Nam tại vùng Auvergne-Rhône-Alpes Nguyễn Quang Hùng Anh cho biết không gian Việt Nam năm nay có sự tham dự của 11 đối tác hoạt động trong nhiều lĩnh vực như ẩm thực, du lịch, văn hóa và võ thuật, đã thu hút sự quan tâm chú ý của hàng nghìn khách tham quan.

Ông Nguyễn Quang Hùng Anh nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam tại Lyon rất đông đảo và tham gia rất nhiệt tình trong việc tổ chức các sự kiện để quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Sắp tới, hội hướng tới tổ chức các hoạt động để đón Tết Nguyên đán cho cộng đồng, đồng thời quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Ông Tăng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, cho rằng sự kiện lần này là tiền đề tốt để Việt Nam có thể tham gia các hoạt động ở Asiexpo trong những năm tiếp theo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam thân thiện, mến khách đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Không gian văn hóa Việt Nam thực sự thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả với các không gian trưng bày và biểu diễn các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn K’long pút, đàn đinh pá, đàn t’rung, đàn nhị, trống, sáo mèo…

Một không gian rộng lớn của kội chợ ngập tràn trong âm sắc truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng Trưởng Ban tổ chức Hội chợ châu Á 2023 Jean-Pierre Gimenez tham quan gian trưng bày của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng Trưởng Ban tổ chức Hội chợ châu Á 2023 Jean-Pierre Gimenez tham quan gian trưng bày của Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN

Du khách ngỡ ngàng và trầm trồ thán phục trước những tiết mục biểu diễn của các nghệ sỹ đến từ Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp.

Ông Yves Guichetd, một du khách người Pháp, cho biết ông thực sự rất ngưỡng mộ và thán phục đối với các tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ sỹ Việt Nam.

Ông nói: “Từ những thứ rất đơn giản như ống tre, ống nứa, các bạn đã tạo nên những điều tuyệt vời.”

Ông cho biết bản thân ông rất yêu mến Việt Nam và đặc biệt là ông rất quan tâm những nhạc cụ truyền thống của Việt Nam vì ông có con trai là một chuyên gia về lĩnh vực này. Ông đã ghi lại hình nghệ sỹ Việt Nam biểu diễn các nhạc cụ này để gửi cho con trai.

Ông Yves Guichetd cho biết thêm rằng ông cũng đỡ đầu cho một em học sinh Việt Nam trong vài năm trước và có ý định đi thăm Việt Nam nhưng chưa thực hiện được do điều kiện sức khỏe.

Không gian Văn hóa Việt Nam không chỉ thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế mà nó còn góp phần khơi gợi sự tự hào dân tộc đối với các thế hệ người Việt đang sinh sống tại Pháp.

Hai bạn học sinh trung học Vanessa Ly và Morgand Cenede, người Pháp gốc Việt sinh sống tại thành phố Lyon, chia sẻ những người Việt Nam thế hệ thứ hai, thứ ba như các bạn đều cảm thấy rất tự hào sau khi tham quan Không gian Việt Nam tại hội chợ lần này. Không những thế, Không gian Việt Nam tại hội chợ còn tạo ra niềm thích thú đối với các bạn trẻ đam mê khám phá người Pháp, sẽ đến để trực tiếp tham quan, tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam.

Các bạn chia sẻ rằng ở Pháp trước đây, người ta quảng bá nhiều văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, còn bây giờ các bạn đã được thấy văn hóa Việt Nam. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ ở Pháp biết đến nhiều các nền văn hóa trên thế giới.

Không gian Văn hóa Việt Nam tại Hội chợ châu Á 2023 đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc đối với bạn bè quốc tế.

Sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nổi bật trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác Chiến lược Việt-Pháp, đồng thời mở ra hướng đi mới trong việc quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null