Khởi sắc kinh tế rừng xanh: 'Ăn rừng' từ bán tín chỉ carbon

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
“Chúng tôi ăn rừng” là tựa cuốn sách kinh điển của nhà dân tộc học Georges Condominas kể về cách “ăn rừng” của người xưa rất hay, đó là phải giữ rừng một cách văn hóa. 

Hiện nay, con cháu của “chúng tôi ăn rừng” có thêm phương cách mới tiếp nối sự thông minh ấy, đó là “ăn rừng” từ bán tín chỉ carbon, từ trồng rừng gỗ lớn một cách căn cơ, khoa học và bền vững.

“Chúng tôi ăn rừng” là tựa cuốn sách kinh điển của nhà dân tộc học Georges Condominas kể về cách “ăn rừng” của người xưa rất hay, đó là phải giữ rừng một cách văn hóa. Hiện nay, con cháu của “chúng tôi ăn rừng” có thêm phương cách mới tiếp nối sự thông minh ấy, đó là “ăn rừng” từ bán tín chỉ carbon, từ trồng rừng gỗ lớn một cách căn cơ, khoa học và bền vững.

Đòn bẩy tín chỉ carbon

Từ Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận vùng Bắc Trung bộ, Bộ NN-PTNT đã chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung bộ cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD). Từ đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trung ương sẽ nhận 51,5 triệu USD từ Quỹ carbon thông qua IBRD, sau đó điều phối gần 50 triệu USD đến các địa phương theo quy định. Trong số đó, tỉnh Quảng Bình chuyển nhượng hơn 2,4 triệu tấn CO2, được chi trả khoảng 235 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025. Riêng năm 2023, Quảng Bình được nhận 82,4 tỷ đồng.

Người dân nhận khoán rừng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh có thu nhập thêm từ tín chỉ carbon đạt gần 123 tỷ đồng. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Người dân nhận khoán rừng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh có thu nhập thêm từ tín chỉ carbon đạt gần 123 tỷ đồng. Ảnh: DƯƠNG QUANG

Ông Phan Hồng Thái, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: “Vườn được chi trả hơn 20 tỷ đồng. Số tiền này chúng tôi đang chuyển về cho các đơn vị, hộ gia đình, các cộng đồng nhận giao khoán giữ rừng. Đây là số tiền mà thời gian trước không hề có, làm bừng lên không khí bảo vệ rừng trong cộng đồng”. Tại Quảng Bình, xã có diện tích rừng được bán tín chỉ carbon cao nhất là Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) với hơn 2,7 tỷ đồng.

Ông Đinh Cu, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, cho biết: “Số tiền này giúp người dân trong xã chăm lo cuộc sống và cũng làm cho người dân phấn khởi, giữ rừng quyết liệt hơn”. Trong khi đó, anh Hồ Văn Kiên, Tổ bảo vệ rừng cộng đồng bản Ruộng, xã Hướng Tân (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, ngoài tiền bảo vệ rừng do Nhà nước chi trả, nay có tiền từ bán tín chỉ carbon, bà con có nguồn thu nhập để chăm lo đời sống tốt hơn.

Lực lượng kiểm lâm tuần rừng Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: DUY CƯỜNG

Lực lượng kiểm lâm tuần rừng Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: DUY CƯỜNG

Hồ hởi trước việc người dân được hưởng lợi từ rừng thông qua bán tín chỉ carbon, ông Phan Văn Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho rằng, đây là nguồn lực quan trọng để người dân bản địa không chỉ góp phần hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển lâm nghiệp, mà còn góp phần bảo vệ rừng, nâng cao hơn ý thức giữ rừng. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam đang thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện với các quy trình nghiêm ngặt.

Gỡ bẫy ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: DUY CƯỜNG

Gỡ bẫy ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Ảnh: DUY CƯỜNG

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tin tưởng: “Khi thỏa thuận tự nguyện được thực thi, giá bán tín chỉ carbon sau này sẽ cao hơn. Hiện tại các địa phương bán 1 tấn carbon được 5USD, khi hình thành thị trường, giá sẽ cao hơn. Lúc đó, các địa phương sẽ có thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng tốt hơn, người dân trồng rừng thu nhập cao hơn”.

Rừng gỗ lớn - mục tiêu bền vững

Ngược lên vùng trung du huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam), đây là địa phương chiếm quá nửa số diện tích rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ tiêu chuẩn rừng (FSC) của tỉnh Quảng Nam với hơn 3.833ha. Vào thăm vườn keo tai tượng trồng từ năm 2019 của ông Đặng Đình Hiệp ở xã Hiệp Thuận, chúng tôi không khỏi trầm trồ khi rừng gỗ của ông có chất lượng tốt, gỗ to. Ông Hiệp cười hào sảng: “Mới đầu khi triển khai trồng gỗ lớn chúng tôi rất mơ hồ vì thời gian dài nhưng sau một chu kỳ thì thấy lợi nhuận cao lên, bán được giá hơn so với trồng ngắn hạn”.

Người dân tham gia mô hình trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) đang kỳ vọng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ cacbon qua rừng. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG

Người dân tham gia mô hình trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) đang kỳ vọng được hưởng lợi từ việc bán tín chỉ cacbon qua rừng. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG

Hợp tác xã Nông nghiệp Hiệp Thuận (huyện Hiệp Đức) được xem là đơn vị tiên phong trong phát triển trồng rừng gỗ lớn với 1.200ha, trong đó 45% diện tích có chứng chỉ FSC. Hiện có 221 hộ dân liên kết trồng rừng với hợp tác xã được bao tiêu sản phẩm, ký kết hợp đồng bảo hiểm rừng do thiên tai, cung cấp giống và cách chăm sóc đạt chuẩn.

Dưới tán rừng pơ mu 10ha vừa trồng, ông Vừ Vả Chống (xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) trồng thêm chè shan tuyết để tăng thu nhập, nuôi lại rừng. Ảnh: DUY CƯỜNG

Dưới tán rừng pơ mu 10ha vừa trồng, ông Vừ Vả Chống (xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) trồng thêm chè shan tuyết để tăng thu nhập, nuôi lại rừng. Ảnh: DUY CƯỜNG

Tương tự, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 12.400ha rừng gỗ lớn với các loài keo và cây bản địa, có hơn 11.900ha được cấp chứng chỉ FSC, trong đó có khoảng 940ha rừng tự nhiên. Ông Võ Văn Dự, Chủ tịch Hội Chủ rừng phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng: “Trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất. Đặc biệt, góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, duy trì các chức năng hệ sinh thái và tính toàn vẹn, ổn định hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu”.

Tại khu trồng rừng sản xuất ở thôn Chầm (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhiều hộ dân phấn khởi đưa chúng tôi đi thăm khu rừng gỗ lớn hàng trăm hécta gần 10 năm tuổi. Ông Bùi Văn Sơn ở thôn Chầm, cho biết, đối với rừng gỗ nhỏ (sản xuất dăm nguyên liệu) chu kỳ 4-5 năm tuổi, mật độ cây trồng bình quân 2.500 cây/ha, cho năng suất 80m3. Sau khi trừ chi phí khoảng 25 triệu đồng/ha, lợi nhuận mỗi hécta là 60 triệu đồng/5 năm (tương ứng 120 triệu đồng/10 năm của 2 chu kỳ kinh doanh). Song, nếu trồng rừng gỗ lớn với biện pháp tỉa thưa hai lần, mật độ cuối cùng 1.100 cây/ha, sau 8-10 năm cho sản lượng khoảng 200m3 , gấp 2-2,5 lần so với rừng gỗ nhỏ. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta lợi nhuận thu từ 250-300 triệu đồng/10 năm (kể cả thu từ lâm sản tỉa thưa). Chưa hết, trồng rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ FSC, chủ rừng không bị thương lái ép giá do có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Kiểm lâm Quảng Bình cùng các lực lượng chức năng tuần tra giữ rừng. Quảng Bình bán tín chỉ carbon năm 2023 được hơn 82 tỷ đồng. Ảnh: MINH PHONG

Kiểm lâm Quảng Bình cùng các lực lượng chức năng tuần tra giữ rừng. Quảng Bình bán tín chỉ carbon năm 2023 được hơn 82 tỷ đồng. Ảnh: MINH PHONG

Tại huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), PV Báo SGGP ghi nhận những lâm phần rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn phát triển xanh tốt. Theo ông Trần Trung Anh, Trưởng Phòng khoa học và hợp tác đầu tư, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, công ty được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ, chăm sóc 19.867,36ha, trong đó có 19.125,05ha rừng tự nhiên, còn lại là diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng, trải dài trên địa bàn các xã Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Kim 1. Ước tính rừng có trữ lượng gỗ đạt 2,2 triệu m3. Từ năm 2014, rừng do đơn vị quản lý đã được cấp chứng chỉ FSC trên diện tích hơn 19.000ha, tương đương hơn 99,6% tổng diện tích đơn vị được giao quản lý, bảo vệ. Với diện tích rừng này, đơn vị đã số hóa toàn bộ diện tích rừng quản lý, do đó sản phẩm gỗ đều có nguồn gốc. Sau này đưa vào bán tín chỉ carbon rừng trồng gỗ lớn sẽ là nguồn thu nhập đáng kể nhằm bảo vệ rừng tốt hơn.

Người dân xã Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình nhận tin vui khi bán tín chỉ carbon được hơn 2,7 tỷ đồng. Ảnh: MINH PHONG

Người dân xã Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình nhận tin vui khi bán tín chỉ carbon được hơn 2,7 tỷ đồng. Ảnh: MINH PHONG

Dọc dài dãy Trường Sơn đang bừng lên khí thế bảo vệ rừng bằng phương pháp mới, khoa học: du lịch, bán tín chỉ carbon, trồng rừng gỗ lớn. Người dân tin rằng, trong tương lai không xa, việc làm giàu từ bảo vệ rừng một cách bền vững là tất yếu đối với hàng triệu hécta rừng. Bởi lẽ, hướng đi bền vững này không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn góp phần bảo tồn rừng, văn hóa bản địa từng bản làng được trao truyền cho con cháu được bền lâu.

Rừng cộng đồng Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình tham gia lưu trữ tín chỉ carbon. Ảnh: MINH PHONG

Rừng cộng đồng Quảng Xuân, Quảng Trạch, Quảng Bình tham gia lưu trữ tín chỉ carbon. Ảnh: MINH PHONG

Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tiếp nhận số tiền thanh toán từ Ngân hàng Thế giới 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ carbon. Bước đầu đã chuyển về các địa phương 41,2 triệu USD, tương đương 997 tỷ đồng. Hiện đã giải ngân để các tỉnh khẩn trương lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Trong đó, kinh phí tại trung ương là hơn 34 tỷ đồng, còn lại kinh phí đưa về các địa phương hơn 962 tỷ đồng gồm: Thanh Hóa hơn 162,5 tỷ đồng; Nghệ An hơn 282,5 tỷ đồng; Hà Tĩnh gần 123 tỷ đồng; Quảng Bình gần 235,7 tỷ đồng; Quảng Trị hơn 51 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế hơn 107 tỷ đồng.

Người dân làm dịch vụ chèo đò đưa đón du khách vào tham quan động Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình mừng vui khi rừng họ tham gia bảo vệ trong lâm phận của vườn thu về 20 tỷ đồng bán tín chỉ carbon. Ảnh: MINH PHONG

Người dân làm dịch vụ chèo đò đưa đón du khách vào tham quan động Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình mừng vui khi rừng họ tham gia bảo vệ trong lâm phận của vườn thu về 20 tỷ đồng bán tín chỉ carbon. Ảnh: MINH PHONG

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.