Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - Kỳ 2: Quyền lợi lẩn khuất đâu đó…

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giáp mặt với nhóm lâm tặc manh động có trang bị súng đạn, nhiều nhân viên bảo vệ rừng Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (Đắk Lắk) dính đạn găm vào người. Di chứng tới 25% thương tật, có trường hợp vẫn còn 5 viên đạn trong người nhưng hành trình đòi quyền lợi rất gian nan…

Ngày định mệnh

Gần 5 năm qua, anh Tạ Ngọc Trọng (SN 1993, nguyên nhân viên VQG Chư Yang Sin, Đắk Lắk, nay đã chuyển công tác về TP Đà Nẵng), vẫn chưa quên ngày định mệnh của đời mình: 26/1/2018. Đây là thời khắc anh cùng đồng nghiệp chạm trán nhóm lâm tặc hung hãn, có súng đạn và chó săn. Trong cuộc chạm mặt này, anh Trọng bị dính 4 phát đạn vào cánh tay phải, suýt phải bỏ mạng nơi “rừng thiêng nước độc”.

Nhớ về ngày ấy, anh Trọng rợn cả người. Ngày 24/1/2018 (giáp Tết), anh Trọng nhận được quyết định tham gia đoàn tuần tra, truy quét lâm tặc ở các “điểm nóng”. Đoàn gồm 12 kiểm lâm viên và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, thời gian truy quét 1 tuần. Chuyến tuần tra bắt đầu bằng việc 2 lần vượt sông, cộng thêm chặng đường xa phải cuốc bộ cả buổi sáng. Hai ngày trôi qua bình yên cho đến sáng ngày thứ 3 (tức 26/1). “Lúc ấy, nghe tiếng chó săn, chúng tôi lần theo dấu vết các đối tượng săn thú. Khi giáp mặt, chúng tôi bắn súng chỉ thiên để trấn áp. Tuy nhiên ngay lập tức, lâm tặc nổ súng chống trả. Thấy chó săn bị tiêu diệt, nhóm lâm tặc hung hãn hơn, rượt đuổi, nã súng quyết liệt vào tổ tuần tra. Trên đường rút lui, tôi bị trúng đạn, máu túa ra đẫm hết cánh tay áo. Người tôi lả dần, hai đồng đội phải dìu tôi đi trước, các thành viên trong đoàn tiếp tục yểm trợ phía sau”, anh Trọng kể lại.

Do đường rừng hiểm trở nên phải hơn 8 tiếng sau khi bị bắn, anh Trọng mới được đưa đến bệnh viện. Với 4 viên đạn găm vào tay, anh Trọng may mắn giữ được mạng sống, nhưng thương tật vĩnh viễn 25%. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe ổn định, anh Trọng tiếp tục về đơn vị công tác. Lãnh đạo VQG Chư Yang Sin làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thương binh cho anh, nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết vì cho rằng, hồ sơ, tài liệu chưa thể hiện tính cấp bách, hành vi nguy hiểm xảy ra.

“Trong hồ sơ thể hiện tôi bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Tính cấp bách trong tình huống trên đã thể hiện rõ khi đối tượng nổ súng chống trả đoàn tuần tra. Tôi cũng làm đơn gửi các cấp và cả ngoài trung ương. Máu của người giữ rừng đã đổ, tôi mong cơ quan chức năng xem xét thấu đáo, đảm bảo quyền lợi không chỉ của tôi mà những người khác nữa. Để khi chạm trán với kẻ xấu, họ sẵn sàng chiến đấu tới tận cùng”, anh Trọng tâm tư.

Chia sẻ cơ duyên với nghề giữ rừng, anh Trọng cho hay, sinh ra, lớn lên ở huyện Krông Bông - nơi có “lá phổi xanh” VQG Chư Yang Sin. Tình yêu rừng dẫn lối anh theo ngành Kỹ sư lâm sinh. Năm 2015, anh về làm nhân viên bảo vệ rừng tại VQG Chư Yang Sin.

Tổ tuần tra rừng lội sông, cuốc bộ bảo vệ rừng

Tổ tuần tra rừng lội sông, cuốc bộ bảo vệ rừng

5 viên đạn trong người và nỗi đau ai thấu

Cứ mỗi lần trái gió trở trời, anh Ngô Đức Liên (SN 1983, nhân viên VQG Chư Yang Sin) lại đau nhức khắp người; nhất là chân phải vốn đã mất cảm giác khi bị găm gần chục viên đạn. Đến nay gần 5 năm, anh Liên vẫn kiên trì uống thuốc để mong đẩy được 5 viên đạn còn nằm ở chỗ hiểm ra xa. Như vậy, bác sĩ mới có thể phẫu thuật gắp đạn ra.

Anh Liên là nạn nhân trong cuộc chạm trán với nhóm lâm tặc manh động hồi tháng 9/2018. Từ đó đến nay, anh cũng chưa được giải quyết chế độ khi bị thương tật 25%. Tại công văn số 2290 ngày 13/11/2019, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đắk Lắk đã nêu lý do chưa thể tham mưu giải quyết chế độ thương binh cho anh Ngô Đức Liên.

“Giây phút sinh tử trôi qua, tôi may mắn nhìn thấy gia đình, đồng đội của mình. Dẫu gian truân, hiểm nguy, tôi vẫn trọn tình yêu với rừng. Bởi với tôi hạnh phúc là được làm nghề mình thích, được đắm mình vào thiên nhiên, hít bầu không khí trong lành và ngắm cảnh sắc rừng xanh ảo diệu mà không phải ai cũng có cơ duyên ấy”.

Anh Ngô Đức Liên bộc bạch

Cụ thể, theo sở này, kiểm tra tài liệu thể hiện trong hồ sơ chưa có sự thống nhất về trường hợp bị thương của anh Liên. Sở này viện dẫn điểm đ, khoản 1, Điều 27 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, quy định trường hợp bị thương khi trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm thuộc các tội được quy định trong Bộ Luật hình sự thuộc diện xem xét, xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Chỉ được coi là đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn khi hành vi ban đầu được phát hiện là hành vi tội phạm đang diễn ra, do ngăn chặn hành vi tội phạm đó dẫn đến bị thương, hy sinh (có thể do bị va chạm hoặc bị đối tượng tấn công...). Đồng thời, qua trao đổi với Cục Người có công (Bộ LĐ-TB&XH), việc Tổ tuần tra truy quét làm nhiệm vụ theo kế hoạch định kỳ, không phải là nhiệm vụ cấp bách (chữa cháy rừng, phòng chống lụt bão, cứu người, cứu tài sản...).

Do đó, Sở LĐ-TB&XH đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung Bản án của Tòa án và các tài liệu có liên quan (chứng minh việc nhóm đối tượng người Mông đang săn bắn động vật rừng trái pháp luật, để có căn cứ tham mưu UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương cho anh Liên.

Dẫu hành trình tìm quyền lợi chưa có hồi kết song anh Liên vẫn giữ niềm tin. Sự lạc quan ấy vốn là bản tính của anh khi quyết định gắn bó với VQG Chư Yang Sin. Nhớ lại, năm 2009 vào Tây Nguyên, nhân dịp đi qua VQG Chư Yang Sin, anh Liên ghé vào thăm đồng nghiệp. “Hồi đấy tôi đã có công việc ổn định ở quê Hà Tĩnh. Khi vào Đắk Lắk, tôi mới tận thấy rừng kéo tận chân trời. Trước cảnh núi rừng hùng vĩ, tôi quyết định ở lại với Vườn khiến gia đình, người thân bất ngờ”, anh Liên kể.

Một nhóm thợ săn bị lực lượng kiểm lâm VQG Chư Yang Sin phát hiện

Một nhóm thợ săn bị lực lượng kiểm lâm VQG Chư Yang Sin phát hiện

Câu chuyện sáng 12/9/2018, anh Liên làm Tổ trưởng Tổ tuần tra truy quét gồm 22 người (được Giám đốc VQG Chư Yang Sin quyết định thành lập), bắt đầu tuần tra, truy quét tại các tiểu khu 1411, 1419, phát hiện 3 người Mông mang theo súng và 3 chó săn vào rừng đang thực hiện hành vi săn bắn động vật rừng trái pháp luật. Tổ công tác yêu cầu bỏ súng hợp tác làm việc nhưng các đối tượng bỏ chạy. Tổ công tác thu giữ 1 khẩu súng tự chế, túi vải chứa các vật dụng phục công vụ việc săn bắt, và 2 con chó do các đối tượng bỏ lại. Tiếp tục tuần tra, Tổ công tác phát hiện nhóm đối tượng trên, anh Liên tiếp tục lên tiếng đề nghị phối hợp giải quyết nhưng nhóm đối tượng chống đối, dùng súng bắn khiến anh Liên bị dính 14 viên đạn. “Máu túa ướt áo, các anh em cởi áo băng bó vết thương, đồng thời bện áo lại thành võng khiêng tôi ra khỏi rừng”, anh Liên nhớ lại.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.