Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…

Kỳ 1: Rừng vàng… máu đỏ

Cuộc chiến giữ rừng bao năm qua vẫn luôn diễn ra âm thầm nhưng đầy khốc liệt. Gần đây cuộc chiến ấy trở nên sục sôi khi một quyền trưởng trạm kiểm lâm ở Đắk Lắk trong lúc làm nhiệm vụ tử vong với 14 vết đạn…

Giá của rừng sâu

Một mình trong ngôi nhà thuộc Trạm kiểm lâm số 2 (Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, Đắk Lắk), anh Hồ Sỹ Hà vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi của “người cha” (anh Nguyễn Kim Anh - quyền Trưởng trạm Kiểm lâm số 2, bị tử vong với 14 vết đạn trong người ngày 2/12/2023).

Một bữa cơm giữa rừng của lực lượng kiểm lâm.

Một bữa cơm giữa rừng của lực lượng kiểm lâm.

Đôi mắt đượm buồn, anh Hà kể: “Hôm nay tôi có lịch đi họp, chứ không đã cùng anh em khác đi tuần tra. Trạm có 5 người nhưng nay chỉ còn 4 (anh Kim Anh vừa mất). Tôi thấy trống vắng lắm, nhìn đâu cũng lưu dấu kỷ niệm với anh. Trong lòng tôi, anh ấy như người cha, tận tình chỉ bảo từ công việc cho đến cuộc sống thường nhật. Mới hôm nào anh em chúng tôi quây quần bên mâm cơm, cười nói vui vẻ, vậy mà bây giờ…”, anh Hà lặng im, quay mặt về phía sau, giấu đi dòng lệ đang chực trào trong đôi mắt đỏ hoe.

Nhớ lại chuyến đi cuối cùng của quyền Trưởng trạm Kiểm lâm số 2, anh Hà cho biết, tối 1/12, anh Kim Anh ngủ cùng các anh em tại trạm. Rạng sáng hôm sau, anh ấy đã rời đi với chiếc xe quen thuộc. Không thấy đồ bảo hộ và giày đi rừng của anh, các thành viên nghĩ rằng lãnh đạo đi “tiền trạm”. Bởi, anh ấy hay đi rừng từ sớm, nắm bắt địa bàn đến 6-8 giờ mới về ăn sáng và phân công nhiệm vụ tuần tra cho anh em. Tuy nhiên, sáng hôm ấy (2/12), đồng nghiệp đợi mãi nhưng anh không quay về, gọi điện thoại vẫn đổ chuông.

Anh Hồ Sỹ Hà kể về “người cha” vừa nằm xuống.

Anh Hồ Sỹ Hà kể về “người cha” vừa nằm xuống.

Nghi có chuyện chẳng lành, anh Hà cùng đồng đội tức tốc vào rừng tìm kiếm ở những nơi hay mật phục. Tại điểm cất giấu xe, đồng nghiệp thấy chìa khóa của lãnh đạo vẫn cắm trên xe, đèn pin vẫn để trong cốp. Tiếp tục mở rộng tìm kiếm, các thành viên “sốc” khi tận thấy thi thể anh Kim Anh nằm trong bãi ngô, sát bìa rừng, trên người đầy vết thương.

“Lúc đó, người tôi đơ như tượng, không tin sự thật phũ phàng hiển hiện trước mắt. Không hụt hẫng sao được khi chúng tôi cùng sống, cùng nhau ăn rừng, ngủ rừng; thời gian gắn bó với nhau còn nhiều hơn thành viên trong gia đình. Những lần tuần tra, nước suối dâng cao, anh em chúng tôi chặt cây, khiêng xe qua suối. Giờ anh ấy nằm xuống quá đột ngột, đau đớn”, anh Hà rưng rưng.

Trạm Kiểm lâm số 2 - nơi anh Nguyễn Kim Anh công tác trước khi tử vong.

Trạm Kiểm lâm số 2 - nơi anh Nguyễn Kim Anh công tác trước khi tử vong.

Lúc đó, nén nỗi đau, đồng đội tập trung bảo vệ hiện trường. Đến 1h sáng 3/12, cơ quan chức năng mới hoàn tất khám nghiệm, bàn giao thi thể anh Kim Anh cho gia đình lo hậu sự. Nguyên nhân ban đầu, anh Nguyễn Kim Anh bị bắn vào vùng bụng bằng súng hoa cải, với 14 vết đạn. Ông Trần Quốc Huy, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô cho biết, hơn 23 năm công tác trong ngành, đã chứng kiến nhiều vụ đồng nghiệp đổ máu để bảo vệ rừng, nhưng sốc nhất có lẽ là sự ra đi của quyền Trưởng trạm Kiểm lâm số 2 Nguyễn Kim Anh. Đến bây giờ, ông Huy vẫn chưa thôi ám ánh trước những vết thương chi chít trên người đồng nghiệp, đây là nỗi mất mát, cú sốc quá lớn đối với đơn vị.

Thương binh giữa thời bình

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô trải dài trên địa bàn huyện Ea Kar (Đắk Lắk), tiếp giáp với tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Nơi đây có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm như bò rừng, bò tót…; gỗ quý hiếm như giáng hương, cà te, cẩm lai, trắc… “Miếng mồi béo bở” này khiến không ít kẻ xấu dã tâm xâm nhập. Nhiều trường hợp, nhóm “lâm tặc” hung hãn, mang hung khí nguy hiểm, thậm chí cả súng đạn vây kiểm lâm, giải thoát cho đồng bọn và tẩu tán tang vật vi phạm.

Nhiều trường hợp lực lượng Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, trong lúc tuần tra bảo vệ rừng bị tấn công. Như trường hợp anh Hoàng Văn Nam (Trưởng trạm Kiểm lâm số 9). Chia sẻ với Tiền Phong, anh Nam cho hay, vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót trước sự ra đi của anh Nguyễn Kim Anh. Nghĩ đến sự việc của đồng nghiệp và những gì bản thân từng trải qua, anh Nam, không khỏi giật mình về sự manh động, liều lĩnh của kẻ xấu. “Tôi cũng từng bị nhóm thợ săn dùng súng bắn, nhưng may mắn giữ được mạng; còn đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống”, anh Nam trầm tư.

Đã 14 năm, anh Nam vẫn còn nhớ rõ thời khắc bị bắn vào người. Đó là năm 2009 khi anh đương chức Phó trạm Kiểm lâm số 8. “Nhận thông tin cánh thợ săn hay vào rừng săn thú, trạm của tôi và Trạm kiểm lâm số 4 kết hợp tuần tra. Đoàn gồm 4 người. Khi đến Tiểu khu 628, chúng tôi phát hiện có dấu vết mới nên lần theo. Vài phút sau, tôi phát hiện 2 đối tượng cầm súng quân dụng đi phía trước. Chúng tôi quyết định chia làm 2 tổ, đón lõng để bắt. Tổ của tôi áp sát, chỉ còn 10m thì hai đối tượng phát hiện nên đứng lại. Tôi yêu cầu bỏ súng xuống, chấp hành chỉ đạo của tổ tuần tra nhưng cả hai phớt lờ, bỏ chạy. Chúng tôi tiếp tục bám theo, thì 2 đối tượng đứng lại, chĩa súng về tổ tuần tra. Bất ngờ nghe tiếng súng nổ, theo phản xạ, tôi nhìn thấy máu chảy từ cánh tay trái sát nách. Tôi vội hô hoán đồng đội vây bắt nhưng nhóm thợ săn đã tẩu thoát”, anh Nam nhớ lại.

Sau khi bị bắn, anh Nam được đưa vào bệnh viện mổ cấp cứu. Một tháng, các ngón tay trái của anh Nam bất ngờ bị teo dần, không thể cầm nắm. Đến cuộc phẫu thuật lần 2 và kiên trì tập luyện phục hồi chức năng, cánh tay của anh Nam mới cử động được. Với tỉ lệ thương tích 29%, bị đứt dây động mạch chủ cánh tay trái, anh Hoàng Văn Nam được giải quyết chế độ chính sách như thương binh...

Ông Trần Quốc Huy - Phó Giám đốc Khu bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô cho biết, công tác quản lý bảo vệ rừng đang gặp quá nhiều áp lực, khó khăn, thách thức. Các đối tượng vi phạm ngày càng manh động, tinh vi, thực hiện hành vi phạm tội một cách chuyên nghiệp, có tổ chức, đe dọa đến tính mạng của lượng lượng bảo vệ rừng. Nhiều trường hợp cán bộ, nhân viên của đơn vị bị bắn, đánh, đâm xuyên người, phải nằm giả chết để giữ mạng sống. Sự việc đã xảy ra nhiều năm, thế nhưng đến nay, chỉ có trường hợp của anh Hoàng Văn Nam được giải quyết chế độ.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.