"Khoảng trống" xuất khẩu lao động - Kỳ 1: Vỡ mộng... nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm gần đây, xuất khẩu lao động đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh, là bệ đỡ giúp nhiều gia đình vươn lên, thay đổi cuộc sống.
Tuy nhiên, chỉ vì giấc mơ đổi đời từ ngoại hối nhưng lại thiếu thông tin, nhẹ dạ đi theo những người môi giới trái phép… đã khiến không ít lao động rơi vào tình trạng bơ vơ nơi xứ người, vướng vào lao lý, thậm chí là đánh đổi cả mạng sống.
Ôm kỳ vọng “việc nhẹ, lương cao” nhiều lao động không chọn kênh xuất khẩu lao động chính thống từ các đơn vị được cấp phép đưa người đi làm việc ở nước ngoài mà chọn cách "đi chui" bằng visa du lịch rồi trốn ở lại làm việc tại nước sở tại theo lời rủ rê, giới thiệu của những người đi trước.
Phạt tù, trục xuất
Đối với chị N.T.H. (huyện Ea Súp) 65 ngày lao lý trên nước bạn Malaysia là quãng thời gian khủng hoảng nhất trong cuộc đời. Chị kể: Tháng 10-2019, chị mua vé máy bay sang Malaysia và lao động “chui” theo giới thiệu của những người quen. Chị làm việc tại một cơ sở sơ chế tổ yến do một người Việt làm chủ với kỳ vọng thu nhập khoảng 20 - 30 triệu đồng/tháng như lời giới thiệu.
 
Để bảo đảm quyền lợi, tránh những rủi ro trong xuất khẩu lao động, người dân nên tìm đến những tổ chức, doanh nghiệp được cấp thẩm quyền cấp phép, có uy tín. Trong ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk phối hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm tại huyện Krông Ana năm 2019. Ảnh: Hồng Thúy
Để bảo đảm quyền lợi, tránh những rủi ro trong xuất khẩu lao động, người dân nên tìm đến những tổ chức, doanh nghiệp được cấp thẩm quyền cấp phép, có uy tín. Trong ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk phối hợp với doanh nghiệp và chính quyền địa phương tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm tại huyện Krông Ana năm 2019. Ảnh: Hồng Thúy
Tuy nhiên, chỉ mới làm việc được hơn 1 tháng thì cảnh sát ập đến, áp giải toàn bộ người làm việc tại đây cùng chủ cơ sở đi tạm giam. Do chủ cơ sở này thuộc diện tình nghi trong một vụ án trộm cắp nên chị cùng gần 20 lao động “chui” khác của cơ sở phải trải qua đến 4 phiên tòa mới nhận được phán quyết án phạt cho tội “cư trú bất hợp pháp”.
Trong suốt hơn 2 tháng bị bắt giữ, chị không có cách nào liên lạc với gia đình tại Việt Nam. Điều kiện trong tù nhiều thiếu thốn cùng với bất đồng ngôn ngữ và không hợp khẩu vị thức ăn, chị hầu như chỉ ăn cơm trắng hoặc bánh mì và cố gắng giữ cho bản thân không mắc phải các bệnh truyền nhiễm. “Chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi và cô đơn đến vậy” – Chị H. cho hay.
"Đã đi xuất khẩu lao động "chui" là phải chấp nhận các rủi ro như không có người trợ giúp pháp lý, bị cảnh sát truy bắt, bị nợ lương hay không được khám chữa bệnh tại các cơ sở hợp pháp…"
Anh Nguyễn Quang Huấn
Đến khi chuyển sang trại tị nạn và được trao trả hành lý, chị chỉ còn đúng 50 Ringgit (khoảng 25 nghìn đồng), đủ để gọi một cuộc điện thoại báo tin cho người thân ở quê nhà. Ngay cả vé máy bay trở về cũng phải do người nhà mua giúp. Hơn một tháng làm việc "chui" tại Malaysia, chị nhận được số tiền công chỉ hơn 10 triệu đồng. May mắn lớn nhất đối với chị là được bình an trở về với gia đình, dù đã phải nhận một bài học đắt giá.
Đối mặt với nhiều rủi ro
Sau nhiều năm tiêu, cà phê rớt giá, anh Nguyễn Quang Huấn (xã Cư Klông, huyện Krông Năng) có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, anh đã ngoài 40 tuổi, quá độ tuổi được xuất khẩu lao động sang các thị trường “hấp dẫn” lúc bấy giờ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Tháng 5-2018, theo lời giới thiệu của bạn bè, anh mua vé máy bay theo diện du lịch để lao động “chui” tại Đài Loan. Đến tháng 12 năm ấy, anh bị cảnh sát sở tại phát hiện, phạt tiền và trục xuất về nước.
 
Sau khi trở về nước, anh Nguyễn Quang Huấn (xã Cư Klông, huyện Krông Năng) đã tập trung chăm lo sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Sau khi trở về nước, anh Nguyễn Quang Huấn (xã Cư Klông, huyện Krông Năng) đã tập trung chăm lo sản xuất phát triển kinh tế gia đình.
Khoảng thời gian cư trú bất hợp pháp ở Đài Loan, anh làm việc ở các công trình xây dựng, sau khi trừ chi phí ăn ở, mỗi tháng còn dành dụm được khoảng 20 triệu đồng để gửi về cho gia đình. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian này, anh luôn thường trực nỗi khiếp sợ lớn nhất là sự truy đuổi của cảnh sát. Ngoài 4 đợt truy quét lớn trên toàn lãnh thổ đối với người cư trú bất hợp pháp thì cảnh sát địa phương thường kiểm tra đột xuất nên lúc nào anh cũng nơm nớp tìm đủ mọi cách để ẩn nấp hoặc chạy trốn. Anh đã từng phải dùng cát lấp lên người để trốn và cũng đã từng chứng kiến lao động “chui” tử vong do bị ngã từ tầng cao của công trình xuống đất khi chạy trốn cảnh sát.
Ở cùng thôn và xuất phát cùng chuyến đi với anh Huấn, anh N.V.X. vẫn bám trụ được ở Đài Loan hơn 3 năm qua. Theo chị N.T.L., vợ anh X. chia sẻ thì do anh X. làm cho các trang trại ở vùng nông thôn và rừng núi nên ít bị cảnh sát truy quét. Tuy nhiên, nếu chẳng may xảy ra tai nạn hoặc đau ốm thì rất khó khăn trong việc chữa trị. Thu nhập của anh cũng khá bấp bênh, phụ thuộc vào công việc, mùa vụ, thời tiết… Mỗi tháng, anh gửi về gia đình từ 10 – 20 triệu đồng để lo cho 4 người con đang tuổi ăn học và đầu tư thêm cho vườn cà phê, cây ăn trái.
 
Một lao động của Đắk Lắk đang làm việc ở một nhà máy nhiệt điện tại Ả Rập Saudi. Ảnh minh họa
Một lao động của Đắk Lắk đang làm việc ở một nhà máy nhiệt điện tại Ả Rập Saudi. Ảnh minh họa
Vợ anh X. tâm sự, chỉ vì kinh tế gia đình quá khó khăn nên mới để chồng mạo hiểm nơi xứ người như vậy. Chồng đi làm xa, lại là lao động bất hợp pháp nên lúc nào chị cũng thấp thỏm lo lắng, phải kết nối liên lạc hằng ngày, hằng giờ. Chị cũng chuẩn bị tinh thần cho việc chồng bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào.
(Còn nữa)
Kỳ 2: Nỗi đau không chỉ đong bằng nước mắt
Lê Hương - Đinh Nga (Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.