Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 12-10, tại hội thảo về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam do Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y tổ chức ở Hà Nội, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết, cả nước đã có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 bệnh viện ghép thận, 8 bệnh viện ghép gan, 5 bệnh viện ghép tim, 4 bệnh viện ghép phổi và 2 bệnh viện ghép được tụy.

Thời gian qua, các bệnh viện đã tiến hành ghép tạng cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo.

Mặc dù tỷ lệ đăng ký hiến tặng mô tạng của người dân và tỷ lệ hiến tạng sau chết não ở nước ta tăng dần nhưng nguồn mô, tạng hiến chưa đáp ứng được nhu cầu ghép. Thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, số lượng người chết não hiến mô tạng là 25 ca (năm 2023 chỉ có 14 ca), góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não đạt 87/829 bệnh nhân ghép (đạt tỷ lệ 10,49%).

PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người cho biết, tính đến tháng 8-2024, số người đăng ký hiến mô, tạng tại Việt Nam là khoảng 101.000 người. Thực tế, người chết não hiến tạng của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, đứng thứ 3 từ dưới lên.

Để hoạt động hiến mô, tạng tại Việt Nam phát triển mang tính bền vững, cần có sự chung tay của toàn xã hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các chức sắc tôn giáo, đặc biệt là các cơ quan truyền thông.

Theo NGUYỄN QUỐC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.