Khoa học nói gì về thói quen chan thêm nước mắm, thêm muối vào thức ăn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ JAMA cho thấy chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối trong bữa ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

Theo đó, những người luôn thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối trong bữa ăn sẽ có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn đến 29%, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối trong bữa ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ảnh: Shutterstock
Chan thêm nước mắm hoặc rắc thêm muối trong bữa ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ảnh: Shutterstock

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Lu Qi, Giáo sư Dịch tễ học tại Đại học Tulane (Mỹ), cho biết: Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tiêu thụ nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Giờ đây, nghiên cứu mới này khẳng định việc giảm thêm nước mắm hoặc muối vào thức ăn tại bàn ăn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận.

Nhóm tác giả từ Đại học Tulane đã sử dụng dữ liệu của 465.288 người ở độ tuổi trung bình là 56, từ ngân hàng sinh học Anh UK Biobank để thực hiện nghiên cứu.

Tất cả những người tham gia đều không mắc bệnh thận mạn tính khi bắt đầu nghiên cứu, và được theo dõi trong 12 năm.

Họ được chia thành 4 nhóm dựa trên việc thêm muối trong bữa ăn của họ: "không bao giờ hoặc hiếm khi", "thỉnh thoảng", "thường xuyên" và "luôn luôn".

Những người "luôn luôn" thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính tăng 29%. Ảnh: Shutterstock
Những người "luôn luôn" thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính tăng 29%. Ảnh: Shutterstock

Kết quả, những người "luôn luôn" thêm muối, nước mắm vào thức ăn tại bàn ăn có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính tăng 29%, theo Healthline.

Với nhóm "thường xuyên", con số này giảm xuống còn 12%. Và những người "thỉnh thoảng" mới rắc thêm muối vào thức ăn tại bàn ăn có mức tăng là 7%.

Sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, những con số này có giảm xuống một chút.

Chuyên gia dinh dưỡng Kristin Kirkpatrick, phòng khám Cleveland (Mỹ), cho biết kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước đây và giúp mọi người nhận thức rằng từ bỏ thói quen nêm thêm mắm, muối tại bàn ăn sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng.

Tiến sĩ Qi cho biết: Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng tiêu thụ ít muối hơn có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch, đồng thời cần nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để kiểm tra tác động đối với bệnh thận. Lời khuyên cho mọi người là hãy giảm việc thêm nước mắm, muối vào thức ăn trên bàn ăn, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null