Khoa học đang làm sáng tỏ nước súc miệng diệt khuẩn có ngừa được Covid-19?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thử nghiệm lâm sàng do Trường Nha khoa Chapel Hill Adams thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) thực hiện, sẽ trả lời các câu hỏi quan trọng về khả năng tiêu diệt virus corona và làm chậm sự lây lan Covid-19 của nước súc miệng.

Nước súc miệng hiện được nhiều người dùng. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nước súc miệng hiện được nhiều người dùng. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra xem nước súc miệng có thể thực sự làm giảm nguy cơ lây lan virus corona hay không, theo Scietechdaily.
Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy nước súc miệng có thể nhanh chóng tiêu diệt virus corona, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng nào chứng minh nước súc miệng có thể ngăn chặn virus lây nhiễm sang người.
Vì vậy, Trường Nha khoa Adams đang nghiên cứu xem nước súc miệng hiệu quả như thế nào trong việc giảm lượng virus corona trong miệng ở những người nhiễm Covid-19 và liệu nó có thể làm giảm nguy cơ lây lan virus sang người khác hay không, theo Scietechdaily.
Trọng tâm của nghiên cứu là tìm cách giảm nguy cơ lây truyền virus corona trong các tình huống không thể đeo khẩu trang và cũng không thể giữ khoảng cách 2 mét khi làm các thủ thuật nha khoa.
“Chúng tôi rất vui về dữ liệu cho thấy nước súc miệng có thể nhanh chóng tiêu diệt virus corona, thử nghiệm này nhằm tìm hiểu xem liệu những loại nước súc miệng có ảnh hưởng đến nước bọt trong miệng của bệnh nhân hay không và liệu nước súc miệng có làm giảm nguy cơ các giọt bắn ở miệng lây truyền Sars-CoV2 (vius gây ra Covid-19) hay không”, điều tra viên chính Laura Jacox, nhà nghiên cứu khoa học sức khỏe răng miệng, tại Trường Nha khoa Adams, cho biết.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tiến hành đo lượng virus có trong nước bọt trước và sau khi sử dụng nước súc miệng theo hướng dẫn.
Nghiên cứu được thực hiện trên những người dương tính với Covid-19 trong vòng 7 ngày.
Vì miệng liên tục tiết nước bọt, các mẫu nước bọt sẽ được thu thập và xét nghiệm sau mỗi 15 phút, trong tối đa một giờ, để theo dõi mức độ giảm tải lượng virus và khả năng lây nhiễm kéo dài trong bao lâu.

Kết quả của nghiên cứu dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Kết quả của nghiên cứu dự kiến sẽ có vào cuối năm nay. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Hy vọng đạt được lợi ích lớn hơn
Thử nghiệm lâm sàng sẽ kiểm tra các loại nước súc miệng bán sẵn trên thị trường có chứa các thành phần khử trùng thông thường như cethylpyridinium chloride hoặc ethanol.
Bác sĩ Jacox cho biết: “Nghiên cứu sẽ cho phép chúng tôi xác định thành phần hoạt chất nào trong nước súc miệng có nhiều hứa hẹn nhất. Lý tưởng nhất là đó là thành phần đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA chấp thuận - để có thể được đưa vào sử dụng ngay lập tức”, theo Scietechdaily.
Nếu được chứng minh là hiệu quả, nước súc miệng có thể là một công cụ kiểm soát sự lây lan của Covid-19 từ một trong những điểm chính để virus corona xâm nhập vào cơ thể và lây truyền.
Kết quả sơ bộ của nghiên cứu do Trường Nha khoa Adams và Viện Y tế Quốc gia dẫn đầu cho thấy các tuyến nước bọt, đặc biệt là lưỡi và amidan, rất dễ bị nhiễm virus corona.
Covid-19 thường lây lan khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh khi họ ho, hát, nói hoặc hắt hơi.
Jennifer Webster-Cyriaque, giáo sư tại Trường Nha khoa Adams và Khoa Vi sinh và Miễn dịch học, thuộc Đại học Bắc Carolina, cho biết: “Sử dụng nước súc miệng là một biện pháp dễ thực hiện, ít rủi ro, không tốn kém và có khả năng mang lại hiệu quả cao”.
“Lợi ích tiềm năng, ngoài việc chăm sóc răng miệng, có thể lớn hơn nhiều - đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục và tôn giáo và những người lao động làm những công việc không thể tránh việc tiếp xúc gần”.
Kết quả của nghiên cứu dự kiến sẽ có vào cuối năm nay.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).