Khổ sở vì mùi hôi từ khu chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bức xúc vì mùi hôi từ chất thải chăn nuôi của hộ ông Lê Văn Tự và Huỳnh Đức Bình (cùng trú tại tổ 3, phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhiều gia đình sinh sống xung quanh đã làm đơn kiến nghị chính quyền địa phương.

Theo đó, các hộ dân trong khu vực đã làm đơn kiến nghị chính quyền địa phương có biện pháp xử lý dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư.

Nhà nằm ngay bên cạnh khu vực chăn nuôi heo của hộ ông Bình và ông Tự nên gia đình anh Hồ Thanh Thuận phải hứng chịu mùi hôi từ chất thải chăn nuôi. Anh Thuận cho biết: 2 hộ này chăn nuôi heo đã nhiều năm nhưng không có biện pháp xử lý chất thải nên hầu như ngày nào cũng phát sinh mùi hôi. Thời điểm mùi hôi nồng nặc nhất là từ 11 giờ đến 15 giờ. Vào mùa mưa, chất thải chăn nuôi của hộ ông Tự thấm qua bức tường hàng rào rồi rỉ sang sân vườn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình anh.

“Gia đình tôi chịu đựng gần 10 năm nay. Hầu như ngày nào, chúng tôi cũng phải đóng kín cửa phòng khách vì không chịu được mùi hôi. Giữa năm 2022, gia đình tôi phải chống thấm và nâng tường rào cao lên hơn 7 m nhưng vẫn không ngăn nổi mùi hôi.

Mùa nắng thì mùi hôi nồng nặc, thỉnh thoảng ruồi nhặng bay vào nhà; còn mùa mưa thì muỗi rất nhiều. Gia đình rất mong 2 hộ có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh hoặc di dời ra khỏi khu dân cư để tránh gây ô nhiễm”-anh Thuận kiến nghị.

Anh Hồ Thanh Thuận (tổ 3, phường Hội Phú, TP. Pleiku) chỉ tay về khu vực chứa chất thải chăn nuôi của ông Lê Văn Tự ở sát ngay tường rào nhà mình. Ảnh: N.H

Anh Hồ Thanh Thuận (tổ 3, phường Hội Phú, TP. Pleiku) chỉ tay về khu vực chứa chất thải chăn nuôi của ông Lê Văn Tự ở sát ngay tường rào nhà mình. Ảnh: N.H

Còn ông Trần Trung Viên thì cho hay: Mùi hôi từ chất thải chăn nuôi heo của hộ ông Bình và ông Tự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình ông. “Mùi hôi xuất hiện chủ yếu vào ban ngày. Mỗi lần có gió, mùi hôi rất nồng nặc, nhất là từ buổi trưa cho đến chiều tối.

Hầu như ngày nào, gia đình tôi cũng phải đóng kín cửa để ngăn mùi hôi. Rất mong chính quyền vào cuộc tuyên truyền, vận động 2 hộ di dời ra khỏi khu dân cư để tránh gây ô nhiễm môi trường”-ông Viên nêu nguyện vọng.

Trong khi đó, bà Ngô Thị Minh Thuận chia sẻ: “Ngoài mùi hôi từ chất thải chăn nuôi của ông Bình và ông Tự thì tại con hẻm này cũng có hộ nuôi heo thả rông. Tuy số lượng heo thả rông ít nhưng phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh. Tôi mong chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động để các hộ chăn nuôi có ý thức trong xử lý chất thải để đảm bảo vệ sinh”.

Đề cập đến vấn đề này, ông Đinh Văn Bình-Tổ trưởng tổ dân phố 3-cho biết: Hộ ông Bình và ông Tự chăn nuôi heo trong khu dân cư đã nhiều năm nhưng tổ chỉ nhận phản ánh của người dân vào cuối năm 2023. Tổ dân phố 3 đã nhiều lần phối hợp với UBND phường Hội Phú kiểm tra, nhắc nhở các hộ giảm đàn và áp dụng các biện pháp xử lý chất thải để hạn chế mùi hôi. Qua theo dõi, các hộ cũng đã thực hiện giảm đàn.

Ngày 19-2 vừa qua, UBND phường Phù Đổng và tổ dân phố 3 tiếp tục nhận được phản ánh của người dân về mùi hôi từ các hộ chăn nuôi heo này. Ngày 20-2, tổ đã phối hợp với UBND phường kiểm tra đột xuất tình hình chăn nuôi của 2 hộ.

Tại thời điểm kiểm tra, hộ ông Tự đi vắng, hộ ông Bình chỉ nuôi 4 con heo nái nhưng không xây lắp hầm biogas để xử lý chất thải dẫn đến phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng khu dân cư. Ông Bình hứa sau khi xuất bán lứa heo hiện tại sẽ không chăn nuôi nữa.

“Thời gian tới, tổ sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra và vận động 2 hộ nếu chăn nuôi heo thì di dời ra khỏi khu dân cư để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, tổ cũng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn để nhắc nhở, hướng dẫn biện pháp xử lý chất thải phù hợp hoặc ngừng chăn nuôi trong khu dân cư để không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng các hộ dân xung quanh”-Tổ trưởng tổ dân phố 3 thông tin.

Trao đổi với P.V, bà Lê Thị Kiều-Phó Chủ tịch UBND phường Hội Phú-cho biết: “Theo Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND ngày 9-7-2020 của HĐND tỉnh thì hộ ông Bình và ông Tự chăn nuôi heo trong khu dân cư là không đúng quy định.

Chúng tôi đã vận động các hộ giảm đàn, không được tái đàn và di dời khu vực chăn nuôi ra khỏi khu dân cư hoặc có hướng chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, 2 hộ vẫn chưa thực hiện.

Thời gian tới, phường sẽ tiếp tục vận động 2 hộ này. Trong trường hợp các hộ không chấp hành, phường sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.