Người dân bức xúc vì mùi hôi từ bãi rác xã Glar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, người dân xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) rất bức xúc vì bãi rác trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị và huyện cũng đã có phương án khắc phục nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp diễn.

Bãi rác xã Glar cách khu dân cư khoảng 2 km nhưng lại gần khu sản xuất của người dân. Anh Anũ (làng Tuơh Ktu) cho hay: “Gia đình tôi có 3 sào cà phê cách bãi rác xã Glar 100 m và 2 sào ruộng nước cách 500 m. Mỗi lần vào vườn cây, tôi phải hứng chịu mùi hôi từ bãi rác, thậm chí có thời điểm ruồi nhặng bay xung quanh, bu bám vào người rất khó chịu. Tôi mong huyện quan tâm xử lý rác thải để hạn chế mùi hôi”.

Còn già làng Yơk thì cho biết: Khi bãi rác mới đi vào hoạt động, mùi hôi không đáng kể. Tuy nhiên, vài năm gần đây, mùi hôi phát sinh từ bãi rác thường xuyên hơn, nhất là khi trời nắng nóng. “Gia đình tôi có 1 sào cà phê và 2 sào lúa nước gần bãi rác này. Nhiều hộ có rẫy cạnh bãi rác cũng phải chịu mùi hôi thường xuyên. Chúng tôi mong huyện có phương án hạn chế mùi hôi từ bãi rác”-ông Yơk nói.

Rác thải không được chôn lấp, phun chế phẩm xử lý thường xuyên nên gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ảnh: H.T

Rác thải không được chôn lấp, phun chế phẩm xử lý thường xuyên nên gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Ảnh: H.T

Ông Sưu-Trưởng thôn Tuơh Ktu-thông tin: Thôn có 253 hộ, hầu hết các hộ đều có đất sản xuất gần bãi rác. Những năm gần đây, bà con có rẫy nằm gần bãi rác đều phải hứng chịu mùi hôi thối, có thời điểm ruồi nhặng rất nhiều, bao bì ni lông bay vương vãi vào rẫy. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền các cấp khắc phục nhưng được thời gian ngắn rồi đâu lại vào đấy.

“Nguyên nhân là do lượng rác quá nhiều, việc xử lý rác thải lại chưa đảm bảo, việc phun chế phẩm xử lý rác không thường xuyên. Đặc biệt, rác thải được đổ tràn trên đường và lấn sang đất của người dân; một số người dân vào bới rác nhặt ve chai cũng khiến rác bay vương vãi. Về lâu dài, cần di dời bãi rác đến nơi khác để tạo điều kiện cho người dân được canh tác nương rẫy trong môi trường an toàn”-ông Sưu kiến nghị.

Tương tự, ông Sing-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 1-cho hay: Thôn có 318 hộ và hầu hết đều có đất sản xuất nằm gần khu vực bãi rác. Người dân trong thôn có thời gian ở rẫy nhiều hơn ở nhà. Do đó, huyện cần quan tâm di dời bãi rác hoặc có phương án xử lý nhằm hạn chế mùi hôi, ruồi nhặng phát sinh gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Theo ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã Glar: Những năm gần đây, lượng rác thải tập trung về bãi rác xã Glar nhiều hơn. Tuy nhiên, công việc san gạt, phun chế phẩm xử lý rác thải, chôn lấp rác thải do Đội Công trình đô thị huyện đảm nhận lại không thể thực hiện thường xuyên nên không thể tránh khỏi mùi hôi phát sinh. Bên cạnh đó, một số người dân vào bãi rác thu gom ve chai cũng là nguyên nhân dẫn đến rác thải bị đào bới gây vương vãi. Do đó, xã đề nghị Đội Công trình đô thị huyện cần quản lý chặt chẽ hơn và chủ động xử lý rác thải thường xuyên để hạn chế mùi hôi thối gây ảnh hưởng khu vực xung quanh.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Thành Thoại-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đak Đoa-cho biết: Bãi rác xã Glar có diện tích 1,4 ha, được đưa vào sử dụng năm 2007. Đây là bãi rác của huyện do Đội Công trình đô thị huyện quản lý. Hàng năm, huyện đều cấp kinh phí để thực hiện công tác quản lý, phun chế phẩm, san gạt, chôn lấp rác thải.

“Bãi rác này là nơi tập trung rác thải của 9 xã, thị trấn nên khối lượng rác rất lớn. Để hạn chế mùi hôi và các vấn đề phát sinh liên quan, chúng tôi sẽ phối hợp với UBND xã Glar tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom và xử lý tại bãi rác; tăng tần suất phun khử khuẩn; tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác tại nguồn để hạn chế rác thải và trồng cây xanh xung quanh khu vực bãi rác nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm từ bãi rác”-ông Thoại thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.