Xả rác bừa bãi “Biết rồi, khổ lắm...”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn chục năm nay, góc đường Tôn Thất Thuyết-Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) trở thành điểm tập kết rác tự phát, dù ở ngay bên cạnh đó là tấm biển “Cấm đổ rác”.

Việc hình thành điểm đổ rác tự phát khiến các hộ dân sinh sống quanh khu vực này rất bức xúc, khi hàng ngày mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe. Rác ở đây đủ loại, từ rác sinh hoạt cho đến rác thải cứng như vật dụng bằng gỗ, ghế bằng da hư hỏng, kính vỡ cũng được đem ra đây chất đống. Có người còn không cột chiếc bì đựng rác lại dẫn đến việc rác thải vương vãi, tràn ra mép đường, gây mất mỹ quan đô thị.

Thấy chướng mắt, một vài người dân sống gần đó phải tự ra quét dọn, gom đốt. Khi đống rác này được các công nhân Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai đem đi thì ngay lập tức lại xuất hiện đống rác khác. Cứ thế, bãi rác tự phát này tồn tại hơn chục năm nay mà vẫn chưa có cách giải quyết triệt để.

Bãi rác ngay góc đường Tôn Thất Thuyết và Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ảnh: V.T

Bãi rác ngay góc đường Tôn Thất Thuyết và Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ảnh: V.T

Bà Nguyễn Thị Lanh-một người sống ở khu vực này-cho hay: Thời gian qua, có tình trạng một số hộ dân ở trong hẻm nhỏ thuộc đường Chi Lăng và Tôn Thất Thuyết đem rác ra đây bỏ. Nguyên nhân là do các con hẻm này có độ dốc cao nên xe thu gom rác không vào được, dẫn đến việc không thu gom rác tận nơi. “Vẫn biết là bất đắc dĩ họ mới phải làm như vậy, nhưng chúng tôi hàng ngày phải chịu cảnh tra tấn bởi mùi hôi thối của rác thải, không ai mà không bức xúc. Chúng tôi cũng đã nhiều lần có ý kiến tại các cuộc họp tổ dân phố, nhưng rác vẫn cứ chất đầy ở đây, bất chấp biển cấm”-bà Lanh nói.

Được biết, để việc gom rác được thuận tiện, những công nhân đô thị đã có sự linh động đưa xe máy độ móc treo hai bên để thu gom rác 2 lần/tuần. Song việc này vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng hoàn toàn của người dân, vẫn còn hộ không chịu đăng ký đóng phí để được thu gom rác tận nhà.

Ông Trần Xuân Thăng-Tổ trưởng tổ dân phố 1 (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cho biết: Tại khu vực tổ dân phố 1 (gồm một phần đường Tôn Thất Thuyết và một phần đường Chi Lăng), thời gian trước, Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai đã triển khai phương án thu gom rác bằng xe chở rác. Song, phương án này không khả thi nên Công ty đã triển khai gom rác bằng xe máy đối với những hộ ở hẻm, 2 lần/tuần. Cơ bản các hộ dân trong tổ đồng thuận với phương án này. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người dân đổ rác ở đầu đường Tôn Thất Thuyết.

“Chúng tôi cũng đã nhắc nhở và vận động các hộ đóng tiền phí vệ sinh môi trường để công nhân đến thu gom tận nơi nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do đổ rác không đúng nơi quy định”-ông Thăng cho biết thêm.

Trong khi đó, đầu đường Nguyễn Văn Cừ-phường Diên Hồng, dọc vỉa hè người dân xả rác bừa bãi, rất mất mỹ quan.

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.