Khỉ săn chuột để ăn: nhà nông mừng, nhà khoa học ngạc nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã kinh ngạc sau khi thấy những con khỉ tại các đồn điền dầu cọ ở Malaysia ăn chuột. Từ phát hiện này, họ xem những con khỉ là 'cứu tinh' cho các đồn điền dầu cọ.
Một con khỉ đuôi lợn trưởng thành đang ăn chuột tại một đồn điền dầu cọ ở Malaysia - Ảnh chụp màn hình The Telegraph
Một con khỉ đuôi lợn trưởng thành đang ăn chuột tại một đồn điền dầu cọ ở Malaysia - Ảnh chụp màn hình The Telegraph
Báo Malay Mail ngày 23-10 dẫn một báo cáo đăng trên tạp chí khoa học Current Biology cho biết các nhà khoa học đã vô cùng kinh ngạc sau khi phát hiện những con khỉ đuôi lợn thường xuyên giết và ăn thịt chuột tại các đồn điền trồng cây cọ dầu ở Malaysia.
Trước đây, những con khỉ đuôi lợn này vốn được biết tới là loài vật ăn quả, đôi khi là chim nhỏ và thằn lằn. Chúng đôi lúc cũng bị xem là động vật gây hại vì chúng ăn những quả cọ.
"Tôi kinh ngạc khi lần đầu tiên quan sát đàn khỉ ăn chuột ở các đồn điền. Tôi không nghĩ chúng lại săn loài gặm nhấm có kích thước khá lớn này và ăn nhiều thịt như vậy" - bà Nadine Ruppert, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học Malaysia (USM), chia sẻ.
Dĩ nhiên hầu hết các loài khỉ ăn cả thực vật và động vật nhưng ăn động vật ở mức nhiều như động vật ăn thịt khiến giới khoa học lo hơn mừng.
Theo Đài CNN, Malaysia cung cấp 30% lượng dầu cọ trên toàn cầu. Đây là một nguồn dầu thực vật giá rẻ dùng trong nhiều loại thực phẩm và hàng tiêu dùng như dầu gội.
Các nhà khoa học đã theo dõi 2 đàn khỉ, mỗi đàn gồm khoảng 44 cá thể, trong giai đoạn từ tháng 1-2016 tới tháng 9-2018 tại những đồn điền xung quanh khu dự trữ rừng Segari Melintang của Malaysia.
Báo cáo chỉ ra rằng những con khỉ cũng ăn nhiều quả cọ, nhưng bù lại chúng ăn nhiều chuột - loài vật quậy phá gây thiệt hại lớn hơn cho sản lượng dầu cọ.
Ước tính chuột làm giảm trung bình 10% sản lượng do việc ăn những quả cọ, tương đương thiệt hại khoảng 930 triệu USD mỗi năm ở Malaysia. 
Tuy nhiên, biện pháp dùng thuốc diệt chuột vừa không hiệu quả, vừa đắt đỏ. Các hóa chất cũng ảnh hưởng tới nhiều loài khác và môi trường xung quanh.
Do đó, các nhà khoa học cho rằng những con khỉ trên có thể giúp duy trì tính bền vững của các đồn điền dầu cọ nhờ việc làm giảm số lượng chuột.
Một nghiên cứu khác của tác giả Anna Holzner đến từ Đại học Leipzig (Đức) cho biết bằng việc lần tìm hang hốc trên cây cọ dầu, nơi chuột trú ẩn trong ngày, một đàn khỉ đuôi lợn có thể bắt hơn 3.000 con chuột mỗi năm.
Bình An (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.