Khí biogas từ phế liệu ô nhiễm thành nguyên liệu sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm trước đây, người dân sống xung quanh các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh thường xuyên phải chịu đựng mùi hôi thối rất khó chịu. Thế nhưng đến nay, tình trạng này đã được giải quyết đáng kể khi nhiều nhà máy đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch, có khả năng thu hồi khí biogas.

Nguyên nhân khiến tất cả các nhà máy sản xuất tinh bột sắn đều gây ô nhiễm môi trường là do mùi hôi thối từ bể lắng cặn và tách protein và từ bể kỵ khí bậc 1 rất lớn. Bên cạnh đó, hiệu suất phân hủy từ các hồ sinh học không cao nên việc xử lý sau kỵ khí rất khó khăn. Khi công suất nhà máy càng lớn, hệ thống hồ sinh học càng không đáp ứng đủ và xảy ra hiện tượng quá tải của hồ kỵ khí, nước thải đầu ra tại cống thoát vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

 

Hệ thống xử lý chất thải rắn tại Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai. Ảnh: H.D
Hệ thống xử lý chất thải rắn tại Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai. Ảnh: H.D

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo cơ chế phát triển sạch. Cơ chế hoạt động của hệ thống này cũng khá đơn giản. Toàn bộ mặt hồ chứa nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn được phủ bạt theo nguyên tắc kỵ khí rồi lắp đặt đường ống bên trong bạt phủ để thu hồi khí biogas sinh ra từ quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước thải. Nguồn khí biogas này sẽ được lưu trữ và sử dụng để đốt lò thay thế cho nhiên liệu đốt khác, góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường.

Chi nhánh Công ty cổ phần Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi-Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai-cơ sở 2 (15 Ngô Mây, phường An Tân, thị xã An Khê) là một trong những đơn vị đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 200 tấn sản phẩm/ngày; công suất xử lý nước thải của hệ thống trung bình khoảng 3200 m3/ngày đêm với kinh phí khoảng 14,1 tỷ đồng. Ông Đinh Phi Hùng-Phó Giám đốc Nhà máy, cho biết: Việc sử dụng khí biogas góp phần vào việc tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch và giảm khí thải ra môi trường. Khi lượng khí biogas sinh ra quá nhiều, không sử dụng hết cho lò đốt sản phẩm thì sẽ được đốt bớt bằng tháp đốt gas thừa. Hệ thống xử lý nước thải này đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường không khí trong nhà máy và giúp nhà máy tiết kiệm khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng/tháng.

Ở tỉnh ta hiện nay, Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm và Đầu tư Fococev-Nhà máy Tinh bột sắn Gia Lai (289 Hùng Vương, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) cũng đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ kỵ khí thu hồi khí biogas kết hợp với hiếu khí tự nhiên qua các hồ sinh học. Theo đó, nước thải sản xuất được thu gom riêng theo 2 loại là nước thải rửa củ và nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột. Nước thải từ khâu rửa nguyên liệu được dẫn qua hệ thống lồng tách vỏ lụa, bể lắng cát chảy vào hệ thống xử lý kỵ khí và hệ thống hồ sinh học. Còn nước thải từ quá trình công nghệ sản xuất được đưa qua bể lắng protein trước khi qua hệ thống xử lý kỵ khí và hệ thống hồ sinh học.

Để khống chế mùi hôi từ bã sắn, Nhà máy Tinh bột sắn Gia Lai đã áp dụng biện pháp kết hợp giữa đầu tư lắp đặt hệ thống máy ép sấy bã và sử dụng các chế phẩm vi sinh được ứng dụng thành công tại nhiều nơi ở Việt Nam. Máy ép sấy bã có công suất khoảng 4 tấn/giờ (nhằm giải quyết tồn đọng của trên 60%-70% lượng bã thải hàng ngày). Bã thải sau khi ép sẽ ở dạng khô, nhẹ hơn và có thể bảo quản, lưu trữ.

Có thể thấy, công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí kết hợp thu hồi khí biogas theo cơ chế phát triển sạch là công nghệ mới và đã được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia tiên tiến. Khi áp dụng tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, hiệu quả dễ thấy là công nghệ này đã giúp giải quyết cơ bản các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước, trở thành một nguyên liệu quan trọng của nhà máy, phù hợp với cơ sở chế biến tinh bột sắn vừa và nhỏ của địa phương, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ môi trường.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.