Kháng thể có thể chống lại các biến thể của SARS-CoV-2 trong 6 tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, ở nhóm có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, sau 6 tháng, khoảng 69% người vẫn còn kháng thể để ngăn chặn biến thể tại Nam Phi.

 (Nguồn: european-biotechnology.com)
(Nguồn: european-biotechnology.com)



Các kháng thể xuất hiện trong cơ thể người nhiễm các biến thể cũ của virus SARS-CoV-2 sẽ yếu đi theo thời gian khi phải đối phó với các biến thể mới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được Đại học thành phố Yokohama, Nhật Bản, công bố.

Theo nghiên cứu, những người nhiễm virus trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, đặc biệt là những người có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng, vẫn cần được tiêm phòng để giảm nguy cơ nhiễm các biến thể được phát hiện tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

Nghiên cứu được thực hiện với 250 người, độ tuổi từ 21-78, có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng từ tháng 2-4/2020. Sau 6 tháng kể từ khi nhiễm virus, 97% trong số những có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng xuất hiện kháng thể với virus, và 96% trong số này vẫn còn kháng thể sau 1 năm kể từ khi mắc bệnh. Trong khi đó, 100% những người bệnh nặng đều có kháng thể với virus sau 1 năm.

Với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, ở nhóm có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, sau 6 tháng, khoảng 69% người vẫn còn kháng thể để ngăn chặn biến thể tại Nam Phi trong khi tỷ lệ người còn kháng thể với các biến thể ở Ấn Độ, Brazil và Anh lần lượt là 75%, 81% và 85%.

Sau hơn 1 năm, những tỷ lệ này cũng giảm nhẹ. Trong khi đó, nồng độ kháng thể trong máu của người từng mắc bệnh, có biểu hiện vừa hoặc nặng, giảm không đáng kể sau một năm chiến đấu với các biến thể mới.

Trong suốt 12 tháng kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính, ít nhất 90% những người thuộc nhóm này có kháng thể đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ biến thể nào trong nhóm 4 biến thể kể trên xâm nhập các tế bào.

Nghiên cứu cũng chỉ ra phản ứng miễn dịch ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng yếu hơn ở những người từng mắc bệnh nặng.

Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.