Khẩn cấp khai quật tàu cổ ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 17-8, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã có quyết định phê duyệt phương án khai quật khẩn cấp tàu cổ bị đắm vừa phát hiện tại vùng biển Dung Quất (Quảng Ngãi).

 
Cổ vật được phát hiện tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong năm 2013.
Cổ vật được phát hiện tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trong năm 2013.



Trước đó, cuối tháng 7-2017, trong lúc thi công nạo vét, thông luồng cảng biển ở cảng Hào Hưng, thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đơn vị thi công phát hiện nhiều cổ vật gốm sứ và ván thuyền ở độ sâu khoảng 9 mét nên đơn vị thực hiện dự án có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo ngành chức năng bảo vệ hiện trường trước khi tiến hành khai quật.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết qua những mảnh gốm sứ thu được ở vị trí phát hiện tàu cổ, nhiều khả năng đây là con tàu chở gốm sứ từ nhiều thế kỷ trước bị sóng gió đánh chìm khi qua đây. "Cách đây nhiều thế kỷ, truyên chuyến hải trình Bắc-Nam và ngược lại, các con tàu chở gốm sứ thường ghé vào Quảng Ngãi để lấy nước ngọt và bị đắm khi gặp sóng to gió lớn. Bởi vậy trong thời gian qua, Quảng Ngãi mới phát hiện nhiều tàu cổ như thế"-ông Vũ nhận định.


 

Vùng biển Bình Sơn, Quảng Ngãi được mệnh danh
Vùng biển Bình Sơn, Quảng Ngãi được mệnh danh "nghĩa địa tàu cổ" vì có rất nhiều tàu cổ bị đắm được phát hiện.



Trước đó, liên tiếp trong các năm 2013, 2014 dọc bãi biển ở huyện Bình Sơn đã phát hiện rất nhiều xác tàu cổ và các cổ vật gốm sứ khác nhau. Năm 2013, ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tổ chức khai quật một con tàu cổ ở Bình Châu (Bình Sơn) và thu về hàng ngàn hiện vật khác nhau. Đa số các hiện vật thu được đều có niên đại khoảng 700 năm trước và đặc biệt có giá trị về mặt văn hóa. Vùng biển Bình Sơn cũng được mệnh danh "nghĩa địa tàu cổ" vì có rất nhiều tàu cổ được phát hiện.

T.Trực (nld)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Stơr vang tiếng chiêng ngân

Stơr vang tiếng chiêng ngân

(GLO)- Chúng tôi về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) trong một ngày nắng vàng như mật. Tại đây, chúng tôi thêm một lần được hòa mình trong âm thanh rộn ràng của cồng chiêng, chiêm ngắm những bộ trang phục truyền thống của các bà, các mẹ. Tất cả tạo nên bức tranh thật đẹp và yên bình.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.