Khai tâm mở trí đầu xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc tổ chức chương trình “Đọc sách đầu xuân” từ tháng 2-2025 là nỗ lực của cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh Gia Lai trong hoạt động khai trí đầu năm mới.

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân” nên mọi hoạt động khai xuân luôn được chờ đón với nhiều kỳ vọng, trong đó có việc khai tâm mở trí, khẳng định vai trò to lớn của tri thức trong đời sống.

hoc-sinh-trong-gio-doc-sach-tu-chon-tai-chuong-trinh-dd.jpg
Học sinh trong giờ đọc sách tự chọn tại chương trình “Đọc sách đầu xuân”. Ảnh: L.N

Chiều 15-2, hàng chục học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) hào hứng tham gia chương trình “Đọc sách đầu xuân” tại Thư viện tỉnh. Chương trình bắt đầu bằng những câu hỏi đố vui có thưởng về chủ đề Tết nhằm thử thách trí thông minh, sự nhanh nhạy của các em. Không khí càng sôi nổi khi các em được chọn phần thưởng rất “bắt trend” là những chiếc túi mù, đồ dùng học tập hoặc truyện tranh.

Tiếp đó, các em được giới thiệu cuốn sách “Cách để tự bảo vệ mình” nội dung trang bị kỹ năng ứng phó trước nhiều tình huống khó xử hoặc nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống; đọc sách tự chọn; chơi cờ vua, cờ cá ngựa…

Hoạt động khuyến đọc bền bỉ của Thư viện tỉnh là nỗ lực đáng trân trọng. Em Đỗ Minh Nhật, một học sinh tham gia chương trình “Đọc sách đầu xuân” cho hay, em làm thẻ thư viện từ 1 năm trước.

“Em thích đến thư viện đọc các loại sách, trong đó thích nhất sách về khám phá vũ trụ và tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Em nhận thấy đọc sách rất bổ ích, thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Năm nay, em dành ra một khoản tiền lì xì để mua cuốn truyện “Đảo mộng mơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh”-Nhật kể.

Giám đốc Thư viện tỉnh Nguyễn Thị Thủy cho biết, ngay từ đầu năm, ngoài các hoạt động thường xuyên, cán bộ, viên chức của đơn vị tích cực tập luyện để tham gia Liên hoan cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Tây Nguyên và đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “Bản hùng ca đất nước”, dự kiến diễn ra vào tháng 3.

Đây là dịp để người làm công tác thư viện kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa những mô hình hay, ý tưởng mới, sáng tạo trong hành trình đưa sách đến với người đọc.

Khai tâm mở trí bằng sách vốn gặp không ít bất lợi trước sự “cạnh tranh” của các phương thức giải trí và thiết bị công nghệ. Theo một khảo sát gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% chỉ thỉnh thoảng. Trung bình, mỗi người Việt đọc 4 cuốn sách/năm, nhưng 2,8 cuốn trong số đó là… sách giáo khoa và sách tham khảo, chỉ 1,2 cuốn dành cho các thể loại sách khác. Con số này là hết sức khiêm tốn nếu nhìn sang các nước trong khu vực: trung bình mỗi người dân Nhật Bản đọc 20 cuốn sách/năm; Singapore 14 cuốn/năm; Malaysia 10 cuốn/năm…

Trong khi đó, theo báo cáo thường niên của tổ chức We Are Social năm 2024, tỷ lệ dân số Việt Nam dùng mạng xã hội là 73,3%. Thời gian trung bình người dùng Việt Nam lướt mạng xã hội mỗi ngày là 2 giờ 25 phút, thuộc top 20 trên thế giới. Tất nhiên, mạng xã hội vẫn mang lại lợi ích nhất định cho sự học, nhưng thực tế phương thức cơ bản và hiệu quả giúp mỗi cá nhân tự học và học tập suốt đời vẫn là sách.

Nếu dành thời gian đọc tiểu sử của các nhà khoa học, người nổi tiếng sẽ thấy, sách ảnh hưởng rất to lớn đến cuộc đời họ. Một trong các câu chuyện truyền cảm hứng là bác sĩ Benjamin Carson, chuyên gia phẫu thuật thần kinh nổi tiếng của Mỹ. Thuở nhỏ, ông từng bị chế giễu là học sinh dốt nhất lớp; bản thân ông còn bị kỳ thị vì là người da màu. Song mẹ ông, bà Sonya luôn cho rằng con trai có những khả năng riêng chưa phát huy hết.

Là người giúp việc cho các gia đình giàu có, bà Sonya nhận ra những người thành công thường có thói quen đọc rất nhiều sách. Do vậy, bà giới hạn thời gian xem ti vi của con, yêu cầu Benjamin Carson mỗi tuần phải đến thư viện mượn đọc 2 cuốn sách và viết bài cảm nhận, sau đó bà chấm điểm.

Miễn cưỡng thực hiện quy định, dần dà, Benjamin Carson yêu thích sách. Khi đọc về những bậc vĩ nhân hoặc người có thành tựu lớn, ông nhận ra mỗi cá nhân có quyền kiểm soát số phận của mình từ việc học. Nhờ sự giáo dục của mẹ, từ chỗ bị bạn bè chế giễu là đần độn, Benjamin Carson trở thành học sinh xuất sắc nhất trường, giành học bổng vào Đại học Yale danh giá và trở thành Giám đốc phẫu thuật thần kinh nhi tại Bệnh viện Johns Hopkins. Năm 2001, ông được CNN và Tạp chí Times vinh danh là 1 trong 20 bác sĩ và nhà khoa học hàng đầu của Mỹ.

2-9840.jpg
Túi mù, truyện tranh là những quà tặng khuyến đọc hấp dẫn. Ảnh: Lam Nguyên

Theo chia sẻ của các tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffet, Elon Musk hay Mark Zuckerberg, thói quen đọc sách góp phần rất lớn vào thành công của họ, giúp xây dựng nền tảng vững chắc, đưa ra quyết định đúng đắn trong sự nghiệp. Tỷ phú Bill Gates đọc đến 50 cuốn sách mỗi năm.

Từ những câu chuyện trên, mỗi người, mỗi gia đình quan tâm khuyến đọc để khai tâm mở trí bằng nhiều cách, có thể lì xì bằng sách dịp đầu xuân. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng nên triển khai sáng tạo hoạt động phát triển văn hóa đọc ngay từ đầu năm, từ đó nâng tầm tri thức, mở mang trí tuệ, làm nền tảng xây dựng “xã hội đọc sách”.

Có thể bạn quan tâm

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.