Văn học - Nghệ thuật

E-magazine Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

Kết nối bạn đọc yêu sách” là hoạt động được Thư viện tỉnh duy trì nhiều năm qua nhằm tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”, qua đó góp phần thực hiện phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”.

Bà Nguyễn Thị Thủy-Giám đốc Thư viện tỉnh-thông tin: Từ tháng 10-2023 đến tháng 10-2024, Thư viện tỉnh đã phối hợp tổ chức được 29 cuộc tuyên truyền sách từ tỉnh đến cơ sở; phát động bình sách, đọc sách, thực hiện 1.214 video tuyên truyền sách; thu hút 21.129 em học sinh tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc năm 2024”; chọn 115 video chất lượng vào chung kết cấp tỉnh cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến toàn tỉnh.

Thư viện cũng duy trì số người theo dõi kênh YouTube “Sách nhịp cầu tri thức” với trên 14.500 người; tổng số lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội năm qua đạt gần 1,285 triệu lượt. Chưa kể, đơn vị còn tổ chức luân chuyển gần 1,418 triệu lượt sách đến bạn đọc; thu hút trên 1,1 triệu lượt độc giả; cấp mới 6.262 thẻ bạn đọc.

“Có được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư, phối hợp xây dựng văn hóa đọc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, đoàn thể cùng bạn đọc tích cực”-Giám đốc Thư viện tỉnh nhận định.

Vì vậy, công tác kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách luôn được Thư viện tỉnh chú trọng, là hoạt động thường xuyên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tại chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” năm nay, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã khen thưởng 40 bạn đọc tích cực, 4 bạn đọc tiêu biểu và 22 học sinh có bình sách hay nhất.

Hơn chục năm qua, ông Phạm Văn Nguyên (81 tuổi, trú tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku) luôn là bạn đọc tích cực của thư viện. Năm nào ông cũng được mời dự chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách”.

Ông Nguyên chia sẻ: “Tôi thích đọc sách văn học, lịch sử. Sách mang đến cho người cao tuổi chúng tôi niềm vui tuổi già, là cách rèn luyện trí nhớ hữu hiệu. Thấy rõ giá trị của sách nên tôi khuyến khích các cháu nội, ngoại thường xuyên đến thư viện để đọc sách, học hỏi”.

Với nhiều đổi mới, sáng tạo, Thư viện tỉnh cũng kết nối thành công với nhiều bạn đọc nhỏ tuổi vốn dễ bị chi phối bởi muôn kiểu giải trí từ công nghệ. Em Nguyễn Ngọc Nguyên Linh-Học sinh lớp 6/6, Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku) cho hay: “Em rất bất ngờ khi là 1 trong 4 bạn đọc tiêu biểu được khen thưởng. Em làm thẻ bạn đọc được 2 năm rồi. Sau đó, em rủ em trai cùng làm thẻ để đến thư viện đọc những cuốn sách hay như sách khoa học, truyện cổ tích Việt Nam. Việc đọc sách giúp em hiểu kiến thức sâu hơn, phát huy trí tưởng tượng, tìm kiếm nhiều tư liệu hay phục vụ cho việc học môn Ngữ văn”.

Dịp này, 5 cán bộ, nhân viên Thư viện có thành tích xuất sắc trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc cơ sở và 5 trường THPT tích cực phối hợp lan tỏa văn hóa đọc cũng được tôn vinh.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng-Viên chức Thư viện thị xã Ayun Pa, người 3 năm liên tiếp được biểu dương, khen thưởng-cho biết: Mỗi năm, đơn vị cấp mới khoảng 100 thẻ, gia hạn 200-300 thẻ. Số bạn đọc thường xuyên đến với Thư viện thị xã khoảng hơn 4.000 lượt.

Hiện nay, đơn vị hướng mạnh đến công tác chuyển đổi số thông qua hỗ trợ độc giả truy cập và tìm kiếm tài liệu trên internet. Sự động viên, khen thưởng kịp thời này là động lực để chị tiếp tục tâm huyết phát triển văn hóa đọc ở cơ sở.

Tại chương trình, phần thi được khán giả chờ đợi là gameshow “Rung chuông vàng” với sự tham gia của học sinh 5 trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku gồm: Lê Lợi, Pleiku, chuyên Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh và Phan Bội Châu. Mỗi đội thi chọn 10 thí sinh cùng nhau tranh tài qua các câu hỏi khó thuộc nhiều lĩnh vực.

Bên cạnh đáp án, MC còn lồng ghép giới thiệu những cuốn sách liên quan để khuyến đọc. Không khí sân chơi tri thức này ngày càng “nóng”, sôi nổi với nhiều câu hỏi hóc búa, đòi hỏi thí sinh ngoài kiến thức nhà trường còn phải cập nhật thông tin từ sách báo như: Ai là nữ tướng đầu tiên của thời đại Hồ Chí Minh? Làng Nủ là địa danh thuộc địa phương nào được nhắc đến rất nhiều sau bão Yagi? Bộ phim nào được chuyển thể từ một tiểu thuyết của nhà văn Trung Trung Đỉnh sẽ được bấm máy tại Gia Lai năm 2025?

Kết quả, với vốn hiểu biết nổi trội cộng thêm chút may mắn, đội thi Trường THPT Pleiku đã xuất sắc giành giải nhất; các đội còn lại được trao giải khuyến khích.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.