Khai quật thanh kiếm 3.000 năm tuổi còn mới nguyên ở Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm có chuôi hình bát giác quý hiếm trong một ngôi mộ từ thời đại đồ đồng ở Đức.
Phần chuôi thanh kiếm vẫn còn ánh xanh do tỉ lệ đồng cao. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Phần chuôi thanh kiếm vẫn còn ánh xanh do tỉ lệ đồng cao. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Điều đặc biệt là thanh kiếm này được tìm thấy trong trạng thái cực kì tốt, dù nó đã bị chôn vùi trong hàng nghìn năm.

Theo Live Science, thanh kiếm được tìm thấy ở tình trạng cực kì tốt, vẫn sáng lấp lánh khi lần đầu tiên được phát hiện. Văn phòng Bảo tồn Di tích bang Bavaria, Đức đã công bố phát hiện đáng chú ý này trong một thông cáo báo chí.

Đây là một phát hiện khá thú vị khi cổ vật được chế tác hoàn toàn bằng đồng. Nó thậm chí còn có một chút màu xanh lục do hàm lượng đồng cao.

Tờ Arkeonews đưa tin, việc chế tác những thanh kiếm có chuôi hình bát giác là một quá trình khá phức tạp do cách tay cầm được đúc trên lưỡi kiếm. Live Science cho biết thêm, chỉ những thợ rèn lành nghề mới có khả năng tạo ra những thanh kiếm hình bát giác với độ chính xác cao như vậy.

Những thanh kiếm có chuôi hình bát giác yêu cầu tay nghề cao để chế tác. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Những thanh kiếm có chuôi hình bát giác yêu cầu tay nghề cao để chế tác. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Tình trạng thanh kiếm cho thấy nó được sản xuất với chất lượng cao, nhưng không có dấu hiệu nào chỉ ra việc nó đã được sử dụng trong chiến đấu. Tuy nhiên, đây có thể được coi là một vũ khí chiến đấu thực sự.

Trên thực tế, mặt trước của lưỡi kiếm có trọng tâm, tạo ra sự cân bằng cho binh sĩ khi chém. Tuy nhiên, do không có dấu hiệu mài mòn hoặc vết cắt rõ ràng, thanh kiếm cũng được cho là chỉ để tượng trưng hoặc phục vụ các nghi lễ.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu mới biết hai khu vực ở Đức có thể sản xuất kiếm bát giác. Chúng bao gồm một khu vực nằm ở miền nam nước Đức, trong khi khu vực kia nằm ở miền bắc nước Đức và Đan Mạch. Đối với thanh kiếm mới tìm thấy, khu vực đúc nó vẫn còn là một bí ẩn.

Thanh kiếm hình bát giác được phát hiện tại ngôi mộ nơi chôn cất một đứa trẻ, một phụ nữ và một người đàn ông ở thị trấn Nördlingen của bang Bavaria. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những người này có họ hàng với nhau hay không. Khu chôn cất cũng bao gồm nhiều vũ khí và đồ tùy táng.

Thanh kiếm gần như còn mới nguyên được tìm thấy trong một ngôi mộ từ thời đồ đồng ở Đức. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Thanh kiếm gần như còn mới nguyên được tìm thấy trong một ngôi mộ từ thời đồ đồng ở Đức. Ảnh: Twitter/Nina Willburger

Món cổ vật hiếm được xác định niên đại là từ cuối năm 1400 trước Công nguyên. Những phát hiện kiếm có niên đại từ thời kì và khu vực này là khá hiếm, do một số ngôi mộ từ Thời đại đồ đồng đã bị cướp phá trong hàng thiên niên kỷ qua.

Matthias Pfeil, người đứng đầu Văn phòng Bảo vệ Di tích bang Bavaria Đức và là người tham gia bảo tồn thanh kiếm, giải thích, nơi chôn cất và thanh kiếm cần được kiểm tra để phân loại chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.