Kể chuyện phố khuya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ”, nếu ai đó ở Nam bộ ít nhiều cũng đã đôi lần nghe qua câu nói này.

 Ban đêm, hàng rong vẫn có mặt khắp các con đường trong thành phố
Ban đêm, hàng rong vẫn có mặt khắp các con đường trong thành phố


Người ta ví Sài Gòn - TPHCM là thành phố không ngủ, bởi thế mà phố phường nhộn nhịp, đèn đuốc sáng trưng, còn quán xá thì không phải kể, có quán càng về khuya càng nhộn nhịp khách. Nhưng ở thời điểm hiện tại, nếu đi ngang qua khu trung tâm thành phố, chợ đêm Bến Thành chỉ còn đèn đường và xe cộ qua lại… cũng bởi ảnh hưởng dịch Covid-19. Khách nước ngoài không có, khách trong nước không mấy người, thành ra khu vực nhộn nhịp có tiếng của khu trung tâm lại vắng lặng như tờ. Dịch bệnh là chuyện ảnh hưởng chung của toàn cầu, rồi xã hội sẽ có cách để cân bằng và vận hành mọi thứ.

Kể chuyện nhịp sống về đêm ở thành phố, cũng có thể ví như một “đặc sản” mà nhiều nơi khác khó có được. Ở các tỉnh Tây Nam bộ, nếu không phải là thị trấn hay thành phố thì quá 20 giờ coi như đã muộn, nhà nào nhà nấy cửa đóng then cài, nhưng TPHCM thì khác, nhịp sống về đêm vẫn hối hả. Đâu đó ở những tòa nhà văn phòng, có người rời công ty khi đồng hồ hơn 8 giờ tối, siêu thị, quán ăn lúc này cũng nhộp nhịp khách. Các tuyến phố đi bộ cũng bắt đầu dập dìu người đi dạo, hóng mát…

Thật khó để giải thích một cách thấu đáo vì sao người thành phố lại thích đi chơi, đi ăn khuya. Có thể vì ban ngày người bận việc công ty, người bận việc gia đình; chưa kể thành phố chỉ hai mùa mưa nắng, dưới tiết trời oi bức, người ta chỉ muốn tìm một quán cà phê, trà sữa máy lạnh để ngồi chứ chẳng hơi sức đâu mà đi dạo… Cũng có thể thành phố về đêm có một điều gì đó rất riêng, một phong cách thị thành quyến rũ đến lạ, mà hễ cứ tới TPHCM một lần thì phải đi dạo phố ban đêm cho biết “đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ”.

Những chợ đầu mối, hối hả từ đêm đến gần sáng như chợ đầu mối Bình Điền (quận 8), chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10)… và chợ mua bán lẻ cũng hoạt động mạnh như chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), chợ Cây Gõ (quận 6), chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)… Một hình thức sáng tạo để cạnh tranh trong kinh doanh ở thành phố, đó là những tổ hợp giải trí cuối tuần, một kiểu chợ đêm lưu động có khi được tổ chức ở Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM (quận 1), lúc lại là sân vận động Hoa Lư (quận 1)… Những tổ hợp này, thường thu hút đông bạn trẻ bởi bán quần áo thiết kế độc lạ, cùng hàng tá phụ kiện đi kèm, chưa kể những quầy thức ăn đường phố đủ hương, đủ vị.

Và trên đường phố buổi tối, thỉnh thoảng lại bắt gặp vài tay máy, lúc thì đứng phía Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Phố đi bộ Nguyễn Huệ…, cũng có khi đứng hàng giờ phơi sáng từ phía bờ quận 2 chụp sang quận 1. Cái thú chơi ảnh đường phố cũng lắm công phu, nhưng theo Mạnh Cường (40 tuổi, ngụ quận 2), một tay máy chơi ảnh đường phố, thì: “Đã ghiền chụp hình mà không đi lòng vòng thành phố ban đêm để chụp thì uổng lắm, chịu khó canh góc chụp là hình lung linh”. Nếu ban ngày thành phố nhộn nhịp, hiện đại thì ban đêm trong cái sôi động đó, lại lắng đọng một chút những cung bậc cảm xúc. Đó là những gánh hàng rong quá nửa khuya người bán mới chịu dọn về. “Bữa nay, lời bộn à, cuối tuần đông khách. Tranh thủ bán, chứ mấy tháng tới mưa bán ế lắm”, dứt lời, chú Tam (60 tuổi, ngụ quận 11) lững thững đẩy xe xôi về nhà trọ, sau khi bán cho tôi hộp xôi cuối cùng.

Và đâu đó những tòa nhà trong thành phố, chốt bảo vệ vẫn sáng đèn để trực, hay trên những con đường, cánh công nhân vệ sinh vẫn làm việc để sớm mai, bình minh thành phố lại tinh tươm, sạch đẹp.

Theo THIÊN THANH (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...