Kbang: Chủ động nguồn nước tưới vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2016-2017, huyện Kbang gieo trồng 5.545 ha cây trồng các loại. Tính đến trung tuần tháng 3-2017, toàn huyện gieo trồng được 5.217 ha, đạt 94,1% kế hoạch.

Đợt kiểm tra mới đây của ngành Nông nghiệp huyện Kbang ghi nhận, lượng nước dự trữ tại các công trình thủy lợi đều đảm bảo. Riêng tại những khu vực chưa xây dựng công trình thủy lợi, chủ yếu là các xã phía Nam huyện, đã được bố trí các hồ chứa nước chống hạn. “Toàn huyện có 22 hồ chứa đều dự trữ đủ lượng nước cần thiết. Một số công trình đập dâng thủy lợi vẫn đảm bảo qua tràn”-ông Mã Văn Tình-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết.

 

Nông dân thu hoạch mì.    Ảnh: L.H
Nông dân thu hoạch mì. Ảnh: L.H

Mặc dù nguồn nước tưới dồi dào nhưng huyện vẫn dự phòng các phương án ứng phó với hạn cuối vụ. “Cán bộ thủy nông thường xuyên túc trực tại các công trình thủy lợi để theo dõi, điều tiết nước tưới các cánh đồng cũng như xây dựng lịch tưới phù hợp”-ông Tình cho biết thêm. Để phòng tránh thiệt hại do hạn hán, từ đầu vụ, một số chân ruộng xa thường xuyên thiếu nước, các địa phương đã vận động nhân dân chuyển đổi qua các loại cây trồng khác như: đậu xanh, bắp lai… Tổng cộng đã có hơn 20 ha đất trồng lúa được chuyển trồng đậu, bắp lai.

Đối lập với mặt tích cực mà lượng mưa lớn đem lại, là những cản trở trong khâu thu hoạch đối với hai loại cây trồng chính là mì và mía. “Tính đến giữa tháng 3-2017, toàn huyện mới thu hoạch được 3.560/10.237 ha mía, đạt 34,8%. Trong khi đó, thời điểm này năm ngoái đã thu hoạch trên 60% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu do mưa nhiều, đường dẫn vào các khu vực trồng mía trở nên lầy lội khó đi. Chỉ những chân ruộng tiện đường sá, hạ tầng giao thông tốt, nhân dân mới có thể thu hoạch. Mưa nhiều còn khiến chữ đường mía giảm, nông dân phải chịu thiệt thòi. Cũng vì thời tiết bất lợi nên Nhà máy Đường An Khê tạm ngưng ép một thời gian”-ông Tình cho biết thêm. Thu hoạch chậm dẫn đến tiến độ gieo trồng mía cho niên vụ tới chậm theo ở cả các diện tích mía lưu gốc và mía trồng mới. Tương tự với cây mì, ngoài thời tiết bất lợi thì giá thu mua mì giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến người dân không mặn mà thu hoạch. Tính đến nay, toàn huyện mới thu hoạch được 934/2.974 ha mì, đạt 31,4%.

Với diện tích cây trồng đã xuống giống, nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời điểm này là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Bởi thời tiết mưa nắng đan xen là điều kiện rất thuận lợi để sâu bệnh tấn công. Hiện có một số diện tích lúa nhiễm bệnh trĩ, sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh đạo ôn… Trên cây bắp là bệnh gỉ sắt, sâu xám, sâu đục thân. Rau xanh các loại chủ yếu mắc các bệnh: thối nhũn, đốm lá, héo xanh, sâu xanh, sâu tơ… Cây mía non xuất hiện một số bị sâu đục thân, bọ hung, xén tóc gây hại… Song nhìn chung, tất cả đều trong tầm kiểm soát, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng. Các cơ quan chuyên môn cũng chủ động kiểm tra, hướng dẫn bà con phòng trừ, xử lý bệnh kịp thời.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.