JN.1 khiến ca mắc COVID-19 tăng vọt trên toàn cầu, gần 10 ngàn ca tử vong ở Mỹ trong tháng cuối năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11/1 cho rằng các cuộc họp mặt trong dịp lễ cuối năm ngoái và sự lây lan của biến thể JN.1 đã khiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt.
Biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng trên toàn cầu.Ảnh: baochinhphu.vn

Biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 gia tăng trên toàn cầu.Ảnh: baochinhphu.vn

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết gần 10.000 ca tử vong do COVID-19 được báo cáo vào tháng 12/2023, trong khi tỉ lệ nhập viện trong cùng tháng tăng 42% ở gần 50 quốc gia - chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ.

Theo hãng tin AP, tổng giám đốc WHO nhấn mạnh 10.000 người tử vong do COVID-19 trong 1 tháng là con số thấp hơn nhiều so với thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch. Song, đây vẫn là mức độ không thể chấp nhận được khi đã có biện pháp phòng ngừa.

Ông Tedros nhấn mạnh số ca tử vong còn tăng ở những nơi khác nhưng không được báo cáo, đồng thời thúc giục các chính phủ tiếp tục giám sát và cung cấp các phương pháp điều trị cũng như tiêm phòng vắc -xin cho người dân.

Biến thể JN.1 phổ biến nhất thế giới là một biến thể của Omicron. Do đó, các loại vắc-xin COVID-19 hiện tại vẫn có hiệu quả phòng ngừa.

Các quan chức WHO khuyến cáo người dân tiêm phòng, đeo khẩu trang và đảm bảo nhà cửa thông thoáng. Các loại vắc-xin có thể không ngăn nhiễm bệnh nhưng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok ngày 11/1 cho biết biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 đang là biến thể phổ biến tại nước này.

Những người nhiễm chủng JN.1 không có triệu chứng nghiêm trọng. Một số người chỉ bị cảm lạnh và đau họng, giống như các bệnh về đường hô hấp thông thường. Tuy vậy, chủng JN.1 có khả năng lây truyền cao và có thể lây nhiễm nhiều lần nên số ca mắc COVID-19 dự kiến sẽ tăng cao, đặc biệt là sau kỳ nghỉ năm mới.

Năm ngoái, Thái Lan có 652.868 ca mắc COVID-19, với 848 ca tử vong liên quan đến căn bệnh này.

Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh COVID-19, WHO khuyến cáo người dân chủ động đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.

Ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?