Các nước ASEAN cảnh báo người dân về sự trở lại của Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Tại Philippines, đài ABS-CBN ngày 12/12 đưa tin số ca Covid-19 mới từ ngày 5-11/12 là 1.821 ca (tăng 36% so với tuần trước đó) và 13 ca tử vong.
Ảnh minh họa của vneconomy.vn

Ảnh minh họa của vneconomy.vn

Tuần trước, giới chức y tế Philippines thừa nhận số ca nhiễm Covid-19 đang tăng lên và kêu gọi người dân tuân thủ biện pháp y tế. Ít nhất 78 triệu người Philippines đã tiêm vắc xin Covid-19, 23 triệu người đã tiêm mũi nhắc lại.

Covid- 19 quay lại làm gia tăng số người mắc, tăng nặng ca bệnh khiến không chỉ Philippines mà các nước trong khu vực đều lo lắng. Cùng với sự gia tăng ca bệnh viêm phổi ở trẻ em liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma từ mùa thu đến mùa đông năm nay trên khắp thế giới, Covid-19 tiếp tục là nỗi lo của cộng đồng ASEAN.

The Straits Times cho biết Bộ Y tế Indonesia ngày 11/12 tiếp tục lặp lại thông điệp huyến cáo người dân tránh đi đến các khu vực có số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, tiêm đủ 2 liều vắc xin, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và ở nhà nếu bị ốm.

Nhà chức trách đã lắp các máy đo thân nhiệt gần cổng nhập cảnh ở sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Jakarta. Những người bị phát hiện bị ốm hoặc có triệu chứng sẽ được kiểm tra kỹ hơn, gồm xét nghiệm kháng nguyên.

Các biện pháp đề phòng được tăng cường khi Văn phòng Y tế Jakarta ngày 11/12 xác nhận 2 phụ nữ lớn tuổi với bệnh nền đã tử vong vì Covid-19 trong tháng 12. Ngoài ra, còn có 80 ca dương tính từ ngày 27/11 đến ngày 3/12.

Tình hình không nghiêm trọng như thời điểm đỉnh dịch vào tháng 7.2021,khi Indonesia có 50.000 ca nhiễm Covid-19 và hàng trăm người tử vong mỗi ngày.

Trong khi đó ngày 8/12, Bộ Y tế Singapore cho biết số ca nhiễm Covid-19 tại nước này tăng trong 2 tuần trước đó nhưng không có dấu hiệu cho thấy các biến thể đang lưu hành có khả năng lây lan mạnh hơn hay gây bệnh nặng hơn.

Trong tuần cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, Singapore ước tính có 32.035 ca nhiễm so với 22.094 ca của tuần trước đó. Bộ Y tế nước này cho rằng số ca nhiễm tăng lên có thể do nhiều yếu tố như việc đi lại cuối năm và mùa lễ hội, độ miễn dịch giảm dần.

Tại Malaysia, số ca nhiễm trong tuần từ ngày 26/11 đến ngày 2/12 là 6.796, gần gấp đôi so với tuần trước đó. Khoảng 73% số ca bệnh mắc biến thể Omicron và 26,2% mắc Delta.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?