Israel lần đầu thực hiện thành công ca cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trái tim của bệnh nhân đã được loại bỏ hoàn toàn và thay thế bằng một thiết bị tim nhân tạo đặc biệt, cấu tạo từ titan kết hợp với mô sinh học lấy từ động vật và hệ thống cảm biến công nghệ cao.

Ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ đồng hồ. (Ảnh: Trung tâm Y tế Đại học Hadassah)
Ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ đồng hồ. (Ảnh: Trung tâm Y tế Đại học Hadassah)

Lần đầu tiên trong lịch sử y học Israel, một ca phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo hoàn toàn đã được thực hiện thành công tại Trung tâm Y tế Đại học Hadassah.

Bệnh nhân là một người đàn ông 63 tuổi mắc suy tim giai đoạn cuối, tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng.

Trong ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ đồng hồ, trái tim của bệnh nhân đã được loại bỏ hoàn toàn và thay thế bằng một thiết bị tim nhân tạo đặc biệt, cấu tạo từ titan kết hợp với mô sinh học lấy từ động vật và hệ thống cảm biến công nghệ cao. Đây là bước tiến mang tính đột phá trong lĩnh vực tim mạch và được gọi là Liệu pháp tim nhân tạo toàn phần (TAH).

Suy tim hai thất (biventricular heart failure) là tình trạng suy giảm chức năng cả hai buồng thất - bên trái và bên phải, của tim, khiến cơ thể không được bơm máu đầy đủ. Các triệu chứng bao gồm khó thở, mệt mỏi, phù chân và đau bụng, thường không thể kiểm soát bằng thuốc và đòi hỏi các biện pháp can thiệp chuyên sâu như cấy ghép tim hoặc thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học.

Trước đây, tại Israel, các bệnh nhân suy tim thường chỉ được cấy thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD), giữ lại trái tim thật để duy trì chức năng sống. Tuy nhiên, giải pháp này không có tác dụng với những bệnh nhân có cả hai buồng thất đều suy kiệt.

Để thực hiện ca mổ phức tạp này, một nhóm bác sỹ, bao gồm chuyên gia tim mạch, phẫu thuật viên tim, bác sỹ gây mê, chuyên gia chăm sóc tích cực, y tá phẫu thuật và kỹ thuật viên tim-phổi, đã được cử sang Pháp để đào tạo chuyên sâu. Họ đã học trực tiếp kỹ thuật cấy ghép tim nhân tạo từ hãng CARMAT - nhà sản xuất thiết bị, và sau đó huấn luyện lại toàn bộ êkíp tại Hadassah.

Giáo sư Ofer Amir, Trưởng khoa Tim mạch tại Hadassah và là người chỉ đạo chính ca phẫu thuật, cho biết: “Đây là một dấu mốc y học chưa từng có tại Israel, đòi hỏi sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ khâu phê duyệt của Bộ Y tế và Ban lãnh đạo bệnh viện, đến việc phối hợp với quỹ bảo hiểm y tế Clalit để chi trả chi phí lên đến 1,6 triệu shekel."

Trưởng nhóm phẫu thuật, bác sỹ Amit Korah, nhấn mạnh tầm quan trọng lịch sử của ca cấy ghép này: “Trái ngược với các ca trước, chỉ hỗ trợ thất trái, thì lần này, bệnh nhân sống hoàn toàn nhờ vào tim nhân tạo mà không còn trái tim thật trong cơ thể. Đây là cơ hội sống duy nhất cho những người mà cả hai buồng tim đều ngừng hoạt động."

Trên toàn thế giới, mới chỉ có 114 ca phẫu thuật tim nhân tạo hoàn toàn được thực hiện, và đây là ca đầu tiên thành công tại Israel.

Theo bác sỹ Korah, các chỉ số sinh tồn sau mổ đều khả quan, và tình trạng bệnh nhân đang tiến triển tốt từng ngày.

Ca phẫu thuật thành công này đánh dấu bước đột phá trong điều trị suy tim giai đoạn cuối và mở ra hy vọng sống cho hàng nghìn bệnh nhân không có khả năng nhận được tim hiến tặng phù hợp.

Bệnh viện Hadassah dự kiến sẽ tiếp tục triển khai phương pháp này như một phần trong chương trình điều trị tim mạch tiên tiến tại Israel.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc Trường hè nâng cao về lý thuyết trường lượng tử và lực hấp dẫn lượng tử 2025

Khai mạc Trường hè nâng cao về lý thuyết trường lượng tử và lực hấp dẫn lượng tử 2025

Sáng 9/6, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), Bình Định, Trường hè nâng cao về Lý thuyết trường lượng tử và lực hấp dẫn lượng tử 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cơ bản tại Việt Nam.

Phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ: Gắn kết sáng tạo với tiêu dùng

Phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ: Gắn kết sáng tạo với tiêu dùng

(GLO)- Nhiều năm qua, Phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm khoa học và công nghệ (KH-CN) thuộc Sở KH-CN tỉnh Gia Lai trở thành điểm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm ứng dụng KH-CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến với người tiêu dùng, góp phần đưa dòng sản phẩm này vươn ra thị trường.

Trung Quốc phê duyệt lưu hành nội địa Vaccine Cecolin 9 ngừa HPV, tự sản xuất. (Ảnh: Global Times)

Sau Mỹ, Trung Quốc là quốc gia thứ hai tự sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV

(GLO)- Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Việc Trung Quốc thành công nghiên cứu, sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV, là cột mốc đáng chú ý trong cuộc chiến phòng chống ung thư ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 thuộc nhóm 30 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo

Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 thuộc nhóm 30 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1472/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 57/NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và CĐS quốc gia