Ia Rmok: Quắt quay trong khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, nắng nóng vẫn thiêu đốt những cánh đồng vốn đã khô khát ở huyện Krông Pa (Gia Lai). Và trong cơn khát ở vùng đất được gọi là “chảo lửa” này,  Ia Rmok là một trong những xã phải chịu đựng nặng nhất.
Đồng khô
Những ngày cuối mùa khô, vùng đất Ia Rmok vốn dĩ đã khô cằn lại càng cằn khô bởi cái nắng hanh hao khô khốc trút xuống. Sông Ba, đoạn chảy qua xã này, là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thủy điện Sông Ba Hạ giờ cũng chỉ còn trơ đáy, hiếm hoi lắm mới tìm được vài vũng nước nhỏ đến lưng chừng bắp chân người lớn. Bãi cát duềnh lên, chói chang dưới ánh nắng gay gắt. Cây cầu gỗ dân tự làm bắc qua sông Ba nối 2 xã Phú Cần-Ia Rmok giờ chênh vênh trên mặt cát nóng, những thanh gỗ làm sàn cũng cong vênh bởi cái nắng chói chang của mùa khô.  
Trên bờ sông, những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok đều trong tình trạng khô khát, trơ trụi với những vết nứt nẻ chen lọt bàn chân, không thể canh tác. Một số diện tích lúa gieo muộn, gặp lúc thiếu nước nên không đạt năng suất hoặc không thể thu hoạch được vì khô cháy.
 Những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok (huyện Krông Pa) đều trong tình trạng khô hạn. Ảnh: L.G
Những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok (huyện Krông Pa) đều trong tình trạng khô hạn. Ảnh: L.G
Ông Ksor Bui (làng Ia Klon, xã Ia Rmok) buồn rầu nói: “Năm nay nắng nóng ghê quá, lúa không có nước tưới, chết hết. Tiếc lắm nhưng cũng đành lùa bò xuống ruộng cho chúng ăn lúa thôi. Không thu hoạch được thì để làm gì!”. Trên chân ruộng khô cháy, những con bò trơ xương lười biếng gặm những thân lúa khô khốc hay những cọng cỏ cũng đang dần khô cháy. Có những con chả buồn ăn, tìm đến bóng cây nằm thở hổn hển. Không ít người phải lùa bò đi xa hơn để chăn thả hoặc cột bò ngay tại vườn nhà cho ăn rơm khô, cây chuối...
Chủ tịch UBND xã Ia Rmok-ông Ksor Run-cho biết: Toàn xã có 1.268 hộ với 6.286 khẩu. Hầu như buôn nào cũng thiếu nước nghiêm trọng nhưng nặng nhất là các buôn Bha Nga, Gum Gốp, Blak, Ia Klon. “Nắng hạn đã làm đảo lộn tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã”-ông Ksor Run nói.
Người khát
Ông Ksor Run-Chủ tịch UBND xã Ia Rmok: “Hiện xã có 7 bồn nước thuộc chương trình nước sạch nông thôn, chia đều cho các buôn. Tuy nhiên, chỉ có buôn Ia Klon là dùng hệ thống nước này vì địa bàn cao, nguồn nước giếng cạn kiệt, xa sông Ba. Trước kia, máy bơm bị hỏng thì nhân dân kiến nghị huyện sửa, nay sửa xong rồi thì không dùng. Lý do bà con nói không có tiền để đóng tiền điện bơm nước, dù mỗi tháng chỉ vài chục ngàn đồng. Rất cần có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo được dùng nước sạch; đồng thời phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tham gia đóng góp để được dùng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày”.

Đồng ruộng thì khô cháy, nứt nẻ, còn người dân Ia Rmok thì đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Dạo quanh các buôn trong xã, hầu hết giếng nước của bà con đã cạn trơ đáy. Một vài giếng sót lại chút nước, bà con xúm lại, thay nhau vét những giọt nước quý giá để dùng. Anh Kbôr Thoan-giáo viên Trường THCS Ngô Quyền, nhà ở buôn Bha Nga-nói: “Gia đình tôi có giếng khoan nhưng cũng không đủ nước dùng, bơm chỉ khoảng một phút là cạn. Mỗi ngày, tôi phải bơm không biết bao nhiêu lần để chia sẻ nước với bà con trong buôn. Từ ngày thiếu nước, sinh hoạt của bà con trong buôn gặp vô vàn khó khăn. Thương nhất là lũ học trò phải chia nhau từng ngụm nước để uống cho qua cơn khát!”.
Còn nhớ mùa khô những năm trước, bà con sống bên sông Ba thường ra giữa lòng sông cạn đào những cái hố nhỏ trên cát để lọc lấy nước. Những giọt nước ít ỏi trong vắt được cho vào những quả bầu, những cái can nhựa rồi chở, cõng về nhà để dành uống một cách dè sẻn. Còn nay, bà con không đào giếng trên cát giữa lòng sông cạn để lấy nước nữa bởi họ sợ ô nhiễm do những nhà máy ở thượng nguồn xả chất thải ra sông.
Không có nước giếng để dùng, không dám ăn nước từ sông nên bà con phải bỏ tiền mua từng bình nước để nấu ăn và uống. Hầu như tất cả các hàng quán ở xã vì thế đều có dịch vụ đổi nước. Nước được đóng trong bình nhựa 20 lít, giá mỗi bình đến tay người tiêu dùng là 11.000 đồng (thêm 40.000 đồng tiền cược lấy bình về nhà). Chị Ksor Hoen (buôn Gum Gốp) nói: “Mỗi tuần, 5 người nhà tôi tiết kiệm hết mức cũng mất tới 2 bình nước loại 20 lít. Thương lũ nhỏ, chúng khát mà không dám uống nhiều, sợ... tốn tiền”. Với một xã nghèo của huyện Krông Pa, mỗi tuần phải bỏ ra ngần ấy tiền để mua nước uống là không hề nhỏ đối với các hộ có thu nhập thấp.
 LAM GIANG

Có thể bạn quan tâm

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp và PTNT phải tăng tốc và bứt phá trong năm 2025

(GLO)- Chiều 27-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự và chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cùng các bộ, ngành liên quan.