Ia Pô-"ốc đảo" nơi tiền tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Điểm dừng chân Ia Pô (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh) là tên gọi mới thay cho “Chốt Ia Pô” trước đây. Ia Pô nằm bên cạnh dòng Sê San, cách đồn hơn 10 km. Những năm trước, Ia Pô được ví như “ốc đảo” nơi tiền tiêu.

“Ốc đảo” Ia Pô

Men theo con đường tuần tra biên giới, chúng tôi đến với điểm dừng chân Ia Pô vào một buổi chiều mưa. Ngôi nhà bằng ván rộng chừng 40 m2 nằm thâm u dưới những tán cây rừng, nép mình bên dòng Sê San đang mùa nước lớn. Chỉ cách quốc lộ 19 chưa đầy 10 km, nhưng nơi đây dường như là một thế giới khác, không gian tĩnh lặng, có chăng chỉ là tiếng nước chảy, tiếng ếch nhái và tiếng vo ve của muỗi rừng.

 

Ia Pô là một trong những điểm tăng gia sản xuất. Ảnh: P.D
Ia Pô là một trong những điểm tăng gia sản xuất. Ảnh: P.D

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh Ia Pô, Thiếu tá Võ Hồng Thanh-Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, cho biết: Nhờ có đường tuần tra biên giới nên khoảng cách giữa Ia Pô với đồn được rút ngắn, chứ lúc trước còn đường mòn, cứ vào mùa mưa là Ia Pô bị cô lập, vì vậy mới có tên là “ốc đảo”. Vào mùa mưa, để có thể di chuyển qua 4 điểm ngập, cán bộ, chiến sĩ trong điểm dừng chân Ia Pô chỉ có thể sử dụng duy nhất phương tiện là thuyền. Ngoài tên gọi “ốc đảo”, Ia Pô còn được anh em biên phòng gọi vui là “điểm dừng chân ba không”: không điện lưới, không sóng điện thoại và không cả nước sinh hoạt vào mùa khô.

Mặc dù đồn đã triển khai đào giếng, nhưng do nguồn nước bị nhiễm phèn nên khó khăn vẫn hoàn khó khăn. Vì vậy, bước vào đầu mùa mưa, cán bộ, chiến sĩ đã phải huy động tất cả những vật dụng có thể chứa nước để vừa đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày, vừa có thể tích trữ nước cho những tháng mùa khô sắp tới. Nhưng nguồn nước mưa cũng chỉ đáp ứng được tháng đầu tiên của mùa khô, còn những tháng tiếp theo, cán bộ, chiến sĩ lại thay phiên nhau chở từng can nước từ Trạm kiểm soát Cửa khẩu hoặc từ đồn vào để sử dụng. Riêng nguồn nước để tắm, giặt và tăng gia sản xuất hàng ngày, chủ yếu vẫn là nước sông. Nói về nguồn điện thắp sáng, Trung úy Ksor T’Lú-cán bộ phụ trách tại Ia Pô, chia sẻ: Vài năm trở lại đây, nhờ hệ thống điện năng lượng mặt trời nên vào những ngày nắng, anh em có thể sử dụng điện thắp sáng và xem ti vi khoảng 4 giờ đồng hồ. Nhưng vào những ngày mưa dầm, có khi phải dùng đến 2 bình ắc quy dự phòng mới đủ điện thắp sáng… “Điện thắp sáng còn phải sử dụng hết sức tiết kiệm nên có nhiều khi anh em muốn giải trí bằng xem những trận bóng đá cũng đành… bất lực!”-Trung úy T’Lú nói.

Vì nằm ở điểm trũng nên sóng điện thoại tại khu vực này gần như bị vô hiệu hóa, nhất là khi mưa lũ. Còn vào những ngày nắng ráo, việc dò tìm các cột sóng điện thoại cứ như đang đi bắt… Pokemon! Sóng điện thoại chập chờn khiến cho công tác thông tin liên lạc giữa cán bộ, chiến sĩ tại Ia Pô với Ban Chỉ huy đồn nhiều khi bị gián đoạn… Giờ đây, nhờ có hệ thống đường tuần tra biên giới nên Ia Pô đã không còn là “ốc đảo”, nhưng cái tên “điểm dừng chân 3 không” vẫn gắn liền với Ia Pô như thử thách sự can trường của những người lính bên dòng Sê San.

Vững vàng nơi tiền tiêu

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 17,6 km đường biên giới, trong đó có 6,2 km đường biên giới trên sông. Nhiều năm qua, dẫu phải đối diện với nhiều khó khăn, song những người lính Ia Pô vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ đường biên giới trên sông, ngăn chặn các hoạt động vi phạm quy chế biên giới, và khai thác lâm sản trái phép… Ngoài ra, 3 cán bộ, chiến sĩ phụ trách điểm dừng chân Ia Pô còn tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân-chủ yếu là người dân tộc thiểu số vào khu vực vành đai biên giới làm nương rẫy-chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không bao che, tiếp tay cho các hoạt động vi phạm chủ quyền an ninh biên giới…

 

 

Trao đổi về công tác tuần tra trong mùa mưa bão, Thiếu tá Võ Hồng Thanh cho biết: Dòng Sê San vốn rất hiền hòa nhưng cứ đến mùa mưa bão, nước dâng cao, chảy xiết và trở nên hung hãn, có thể cuốn trôi hay nhấn chìm bất cứ thứ gì. Do vậy, trong mỗi chuyến tuần tra, đơn vị luôn quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và trang bị. Cũng theo Thiếu tá Võ Hồng Thanh, những năm trước, khu vực này vẫn còn tình trạng người dân tộc thiểu số trong những lúc nông nhàn vào rừng khai thác lâm sản trái phép nhưng từ khi thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên, tình trạng này cơ bản đã chấm dứt. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ chính là chốt chặn, kiểm tra người, phương tiện vào khu vực vành đai biên giới, Ia Pô trở về đúng với tên gọi: điểm dừng chân trên đường tuần tra biên giới. Trong quá trình tuần tra biên giới, nhất là tuần tra thông tuyến, cán bộ, chiến sĩ có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi hoặc ăn uống khi quá bữa…

Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ Ia Pô còn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chăn nuôi thêm gia cầm để cải thiện đời sống bộ đội.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.