Ia Pa có 22 dự án chăn nuôi đang được nhà đầu tư quan tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 16-3, Tổ giám sát số 2 do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm tổ trưởng đã đi giám sát các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2022 tại huyện Ia Pa.

Giai đoạn 2018-2022 trên địa bàn huyện Ia Pa có 11 dự án nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư, trong đó thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng; công nghiệp năng lượng. Đến nay, đã có 8 dự án (trong đó có 6 dự án chăn nuôi heo và 2 dự án trồng rừng sản xuất) được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư hoàn thành việc xây dựng; 2 dự án nhà đầu tư đang quan tâm, đăng ký nghiên cứu. Các dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động trên địa bàn huyện đã đóng góp cho địa phương ở nhiều mặt cả về kinh tế và an sinh xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tổ giám sát số 2 thuộc Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát dự án chăn nuôi của Công ty cổ phần nông nghiệp Navifarm. Ảnh: V.T
Tổ giám sát số 2 thuộc Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai khảo sát dự án chăn nuôi của Công ty cổ phần nông nghiệp Navifarm. Ảnh: V.T

Mặc dù đạt được kết quả bước đầu trong công tác thu hút đầu tư, song chất lượng, hiệu quả của các dự án còn chưa cao, quy mô nhỏ, thiếu những dự án mang tính động lực lan tỏa, chưa có nhiều các dự án chế biến, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, thông tin về xúc tiến đầu tư còn chậm, chưa xây dựng được kênh thông tin chủ lực để thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, định hướng về công tác xúc tiến đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư. Hiện chưa có chính sách ưu đãi đặc thù cho huyện nên việc kêu gọi nhà đầu tư còn hạn chế. Việc thực hiện liên kết vùng giữa các huyện còn chưa có hiệu quả nên việc xúc tiến đầu tư theo chuỗi giá trị giữa các huyện chưa cao. Nhiều dự án có trong danh mục kêu gọi đầu tư nhiều năm nhưng chưa có doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Bên cạnh đó, công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư còn thực hiện chưa đồng bộ, hiệu quả; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, huyện Ia Pa hiện có 22 dự án chăn nuôi được nhà đầu tư quan tâm, đề xuất triển khai.

Tại buổi giám sát, lãnh đạo UBND huyện Pa đã có những đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương đối với những khó khăn trong việc triển khai dự án vướng diện tích đất của lâm trường, chậm triển khai hoặc loại bỏ những doanh nghiệp không đủ điều kiện. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng thương mại, giao thông, cụm tiểu thủ công nghiệp phục vụ công tác thu hút đầu tư.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút trao đổi với nhà đầu tư về dự án chăn nuôi heo đang triển khai xây dựng trên địa bàn. Ảnh: V.T
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút trao đổi với nhà đầu tư về dự án chăn nuôi heo đang triển khai xây dựng trên địa bàn. Ảnh: V.T

Sau khi Tổ giám sát số 2 đi khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần nông nghiệp Navifarm (đã đi vào hoạt động) và 1 dự án trang trại chăn nuôi heo nái do Công ty TNHH một thành viên thương mại Thanh Trang Gia Lai (dự kiến đi vào hoạt động cuối tháng 4-2023) và nghe các kiến nghị của huyện, ý kiến của thành viên tổ giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút đánh giá cao việc triển khai của nhà đầu tư; đồng thời đề nghị huyện cần phối hợp các sở ngành, nhà đầu tư tháo gỡ những vướng mắc trên cơ sở thẩm quyền giải quyết; rà soát lại danh mục kêu gọi đầu tư, sàng lọc lại dự án có khả thi hay không để có hướng xử lý hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bà Ayun H’Bút cũng đề nghị huyện cần lưu ý các vấn đề xử lý chất thải ra môi trường, mật độ chăn nuôi trong triển khai các dự án chăn nuôi, việc thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Bên cạnh lợi thế về phát triển chăn nuôi, huyện Ia Pa cần thu hút thêm các nhà máy chế sâu nông sản nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

V.T

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.