Ia Grai: Hàng trăm giáo viên hợp đồng bị "nợ" lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Miệt mài với sự nghiệp trồng người, nhưng cuộc sống của các giáo viên tại huyện biên giới Ia Grai đang rất chật vật vì chưa nhận được một đồng lương nào từ đầu năm học đến nay.

3 tháng chưa thấy “mặt “ lương

Do tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, rất nhiều đơn vị trường học trên địa bàn huyện Ia Grai đã phải hợp đồng thêm giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, từ đầu năm học 2017-2018, hàng trăm giáo viên, nhân viên vẫn chưa nhận được lương theo hợp đồng lao động. Nhiều giáo viên có hoàn cảnh khó khăn phải vất vả xoay xở để lo các khoản chi tiêu trong cuộc sống.

 

Nhiều giáo viên tại huyện biên giới Ia Grai đang gặp khó khăn trong cuộc sống vì chưa nhận được lương. Ảnh: V.N
Nhiều giáo viên tại huyện biên giới Ia Grai đang gặp khó khăn trong cuộc sống vì chưa nhận được lương. Ảnh: V.N

Cô giáo trẻ T.T.T.T.-giáo viên hợp đồng dạy môn Địa lý tại Trường THCS Phạm Hồng Thái (xã Ia Krai) cho biết: Vừa thỏa ước mơ làm cô giáo gieo chữ vùng biên, cô đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi đi dạy suốt 3 tháng trời mà vẫn chưa nhận được tháng lương đầu tiên. Hàng ngày, cô T. vẫn miệt mài đạp xe gần 15 km từ nhà tới trường; tối về, cô lại phải đi bưng bê, phục vụ ở quán cà phê để kiếm thêm đồng chi tiêu. Cô T. buồn bã nói: “Mình cũng không biết lương mình bao nhiêu nữa, hơn 2 triệu đồng thì phải. Mấy tháng đi làm mà không nhận được lương cũng buồn, đôi khi túng thiếu vẫn phải mượn tiền của bố mẹ. Nhưng được đứng lớp là vui rồi, chắc sớm muộn gì cũng có lương thôi”.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O), 4 giáo viên hợp đồng tại đây cũng chưa biết “mặt mũi” đồng lương của mình từ đầu năm học. Thầy Bùi Công Năm-Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: Vì thiếu giáo viên đứng lớp nên trường buộc phải hợp đồng thêm giáo viên để đảm bảo công tác dạy học. Là trường vùng sâu, vùng xa, thầy cô đã chịu nhiều thiệt thòi mà đến giờ lại chưa nhận được lương khiến cuộc sống gặp nhiều chật vật, khó khăn. “Nhà trường không có tài khoản riêng nên cũng khó có khoản hỗ trợ tạm thời cho giáo viên. Ban Giám hiệu nhà trường vẫn thường xuyên động viên các thầy cô bám lớp, bám trường vì sự nghiệp giáo dục vùng sâu mà cố gắng. Cũng mong các cấp sớm giải quyết chế độ để thầy cô phấn khởi, an tâm đứng lớp”-thầy Năm trăn trở.  

Theo số liệu của huyện Ia Grai, hiện trên địa bàn huyện có 271 giáo viên, nhân viên hợp đồng, trong đó giáo viên là 165 người, còn lại là nhân viên y tế, thiết bị, văn thư, bảo vệ, kế toán, cấp dưỡng… Ông Phạm Văn Đại-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai, cho biết: “Đây cũng là trăn trở của huyện. Trong hội nghị đầu năm học, UBND huyện đã bố trí nguồn kinh phí gần 3,8 tỷ đồng để trả lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng từ tháng 9 đến tháng 12-2017. Nhưng sau khi trình lên Sở Tài chính thì lại gặp vướng mắc nên bây giờ vẫn chưa chi trả được”.

Chờ bộ nội vụ tháo gỡ

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Dũng-Giám đốc Sở Tài chính cho hay, cơ quan này đã nhận được văn bản đề nghị của UBND huyện Ia Grai về việc bố trí nguồn kinh phí để chi trả lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc này đang gặp một số vướng mắc, do đó Sở Tài chính đã có công văn gửi Sở Nội vụ đề nghị tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ. Theo ông Dũng, tình trạng giáo viên, nhân viên hợp đồng chưa được chi trả lương không chỉ xảy ra tại huyện Ia Grai mà còn ở nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

 

Một cán bộ của Phòng Tổ chức Biên chế và Tổ chức Phi Chính phủ (Sở Nội vụ) cho hay, đây là thực trạng chung của cả nước. Trên thực tế, dân số tăng lên, tỷ lệ học sinh đến trường cũng ngày một tăng; tuy nhiên từ lúc thực hiện Kết luận số 17 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, tại các địa phương ở Gia Lai đã xuất hiện một số bất cập, nhất là thiếu trầm trọng biên chế viên chức giáo viên Mầm non và Tiểu học. Từ năm 2014 đến nay, các địa phương phát triển trường lớp nhưng không được bổ sung biên chế, lại phải cắt giảm thường xuyên. Riêng năm học 2017-2018, toàn tỉnh thiếu 2.544 giáo viên, nhân viên nhưng không được bổ sung biên chế.

Được biết, ngày 21-11-2017, Sở Nội vụ cũng đã có Văn bản số 1634/SNV-TCBC gửi Bộ Nội vụ để báo cáo về việc triển khai Kết luận số 17 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế. Trong văn bản này, Sở Nội vụ nêu rõ, nếu cấp thẩm quyền không giao đủ biên chế theo định mức hoặc không có cơ chế cho phép cấp huyện sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục cân đối hàng năm để hợp đồng đủ giáo viên theo định mức thì sẽ xảy ra tình trạng giáo viên hợp đồng bỏ lớp, thiếu giáo viên đứng lớp, không đủ kinh phí dạy tăng, dạy thay, học sinh bỏ học... Sở Nội vụ cũng đề nghị Bộ Nội vụ có ý kiến xử lý tình trạng thiếu giáo viên nói trên và có văn bản phản hồi để địa phương có cơ sở thực hiện.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.