Ia Grai: Doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách hơn 85 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO) - Ngày 2-7, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Đào Lân Hưng phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh Thanh Nhật

Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Đào Lân Hưng phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh Thanh Nhật

6 tháng qua, được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo kịp thời của ngành, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia Grai đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại huyện. Doanh số cho vay đạt hơn 85 tỷ đồng, bằng 113% so với cùng kỳ năm trước với 1.925 lượt hộ vay vốn.

Tổng dư nợ của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) gần 506 tỷ đồng, tăng hơn 19 tỷ đồng so với đầu năm, đạt tỷ lệ tăng 3,98% với 10.958 hộ, dư nợ bình quân 46,1 triệu đồng/hộ; cụ thể dư nợ tín chấp qua hội đoàn thể gần 497 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng dư nợ với 18 chương trình tín dụng ưu đãi. Trong đó, tổng dư nợ 3 chương trình trọng điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo gần 258,5 tỷ đồng (tăng gần 5,4 tỷ đồng so với đầu năm), chiếm hơn 51%/tổng dư nợ, với 2.933 hộ nghèo và cận nghèo năm 2024 đang vay vốn, chiếm tỷ lệ gần 70%...

Nhiều hộ nghèo và cận nghèo vùng dân tộc thiểu số huyện Ia Grai đã được vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư sản xuất chăn nuôi cải thiện cuộc sống. Ảnh Thanh Nhật

Nhiều hộ nghèo và cận nghèo vùng dân tộc thiểu số huyện Ia Grai đã được vay vốn tín dụng chính sách để đầu tư sản xuất chăn nuôi cải thiện cuộc sống. Ảnh Thanh Nhật

Các chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp 703 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh; giúp cho 287 người lao động được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm; giúp xây mới, cải tạo sữa chữa 719 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia; đặc biệt đã giúp 14 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, sớm hòa nhập với cộng đồng…

Chất lượng tín dụng duy trì tốt, dư nợ tín dụng bình quân trên hộ vay được nâng cao góp phần tích cực vào việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đẩy lùi có hiệu quả tệ nạn “tín dụng đen” trong Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Đào Lân Hưng lưu ý Phòng giao dịch NHCSXH huyện tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tham mưu cho HĐND, UBND huyện, cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ia Grai làm thủ tục giải ngân vốn cho hộ vay tại điểm giao dịch ở các xã. Ảnh Thanh Nhật

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ia Grai làm thủ tục giải ngân vốn cho hộ vay tại điểm giao dịch ở các xã. Ảnh Thanh Nhật

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ khách hàng bỏ đi khỏi nơi cư trú. Phối hợp với Công an huyện tham mưu UBND huyện chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH huyện để cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về các chính sách tín dụng ưu đãi. Làm tốt công tác bình xét cho vay, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, hướng dẫn cụ thể các thủ tục vay vốn, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững…

UBND các xã, thị trấn chỉ đạo làm tốt công tác điều tra, rà soát thường xuyên đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng chính sách được tiếp cận nhanh chóng, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách. Tăng cường vai trò trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.