Huyện Đak Pơ đẩy mạnh công tác thu ngân sách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đak Pơ là một huyện còn nhiều khó khăn, 90% dân số sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực công thương nghiệp-dịch vụ quy mô nhỏ lẻ, nguồn vốn ít. Với đặc thù như vậy nên nguồn thu trên địa bàn khá khiêm tốn so với các địa phương khác.

Tổng thu ngân sách toàn huyện tính đến trung tuần tháng 11-2015 do Chi cục Thuế thực hiện đạt 13,773 tỷ đồng, so dự toán giao đạt 101,27%; dự kiến đến hết ngày 31-12 thu đạt 122% dự toán. Đây là kết quả cần thiết đảm bảo kế hoạch cân đối thu chi ngân sách của địa phương.

 

Một góc trung tâm huyện Đak Pơ.
Một góc trung tâm huyện Đak Pơ.

Qua phân tích từng khoản thu-sắc thuế cho thấy, hầu hết các nguồn thu chủ yếu đều đạt và vượt cao so với dự toán. Trong đó, ngoài nguồn thu tiền sử dụng đất đạt kế hoạch do hộ gia đình, cá nhân chưa nộp tiền sử dụng đất đấu giá của năm 2014 chuyển qua, thì nguồn thu chính-thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh (đạt 6,8 tỷ đồng) vẫn giữ ổn định về tỷ trọng. Các khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân vượt cao so dự toán (đạt 955 triệu đồng) do ảnh hưởng của Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi đã góp phần vào kết quả chung; thu lệ phí trước bạ đạt 113,47% dự toán do đơn vị huy động và tận dụng tốt các nguồn thu.

Để có kết quả này, ngay từ đầu năm tài chính, Chi cục đã giao các đội thuế quản lý địa bàn tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ các nguồn thu hiện có; thống kê các khoản thuế nợ đọng cũng như dự kiến khả năng tăng trưởng, phát triển nguồn thu, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn thu tương ứng với thực tế từng địa bàn. Song song, các đội thuế tiến hành phát tờ khai, lập bộ thuế tại địa bàn 7 xã và thị trấn cũng như đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ về các chính sách thuế mới hoặc sửa đổi như Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân, chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, kê khai thuế qua mạng-nộp thuế điện tử... Bên cạnh đó, Chi cục đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả công tác kê khai, kế toán thuế nên số trường hợp vi phạm trong năm rất ít. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thu hồi nợ thuế được tăng cường với nhiều biện pháp xác minh thông tin, cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng...

Qua trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hậu-Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đak Pơ, được biết: Mặc dù số thu năm nay tương đối khả quan nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nhìn chung còn khó khăn. Chi cục đang quản lý 38 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, xăng dầu và thương mại-dịch vụ. Tuy nhiên đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn ít, hoạt động cầm chừng nên nguồn thu phát sinh rất ít. Để bù đắp nguồn thu, Chi cục đã tham mưu UBND huyện quản lý chặt chẽ nguồn thu vãng lai, thu phát sinh mới từ hoạt động khai thác khoáng sản và thuế xây dựng cơ bản nhà ở tư nhân. Mặt khác, đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ thông thường cũng như xử lý nợ khó thu theo luật định.

Một trong những khó khăn hiện nay mà đơn vị gặp phải là vấn đề nhân lực. Trên thực tế một cán bộ thuế phải quản lý 3 xã với địa bàn trải rộng, số thuế ít nhưng số hộ sử dụng đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp rất nhiều; tình trạng hộ xâm phụ canh ở các xã, thị trấn diễn ra phổ biến nhưng không được quản lý chặt chẽ nên gặp khó trong việc thông báo thuế, nghĩa vụ tài chính đến người sử dụng đất.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.