Hướng dẫn kiểm soát khó thở hậu Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 6-8, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 1.602 ca Covid-19 mới và tiếp tục không có bệnh nhân tử vong. Song, điều quan trọng là Bộ Y tế hướng dẫn kiểm soát khó thở hậu Covid-19.
 

Ngày 6-8: Cả nước không có ca tử vong

Chiều 6-8, Bộ Y tế cho biết, trong ngày cả nước ghi nhận 1.602 ca Covid-19 mới, Sở Y tế Thái Nguyên bổ sung 152.485 bệnh nhân; gần 6.900 F0 khỏi bệnh và tiếp tục không có bệnh nhân tử vong.

Như vậy, kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam có 11.346.137 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.460 ca nhiễm).

Đồng thời, trong ngày (6-8) số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 6.878 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.964.533 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam đến nay là 43.094 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Đến ngày 5-8: tiêm phòng được 248.253.774 liều vắc xin

Trong ngày 5-8 có 527.300 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vắc xin đã được tiêm là 248.253.774 liều. Trong đó, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 214.668.664 liều: mũi 1 là 71.309.413 liều; mũi 2 là 68.877.633 liều; mũi 3 (vắc xine Abdala) là 1.513.668 liều; mũi bổ sung là 13.946.498 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 48.591.603 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 10.429.849 liều.

Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi
Tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi



Số liều tiêm cho trẻ 12-17 tuổi là 20.989.120 liều, trong đó: mũi 1 là 9.055.883 liều; mũi 2 là 8.710.938 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 3.222.299 liều. Số liều tiêm cho trẻ 5-11 tuổi là 12.595.990 liều: mũi 1 là 8.117.257 liều; mũi 2 là 4.478.733 liều.

Hướng dẫn kiểm soát khó thở hậu Covid-19

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sau mắc Covid-19 ở người lớn do Bộ Y tế vừa ban hành, hậu Covid-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Khoảng 10-35% bệnh nhân Covid-19 mức độ nhẹ, không cần nhập viện bất kể tình trạng bệnh nền. Đối với bệnh nhân có bệnh nền, cần nhập viện vì Covid, tỷ lệ này có thể lên đến 80%.

Khó thở là triệu chứng thường gặp ở người vừa khỏi bệnh Covid-19. Nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở có thể do phổi, tim mạch hay yếu cơ.

Do đó, khi khó thở, hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức và lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở theo nhịp: Hít vào trước khi hoạt động gắng sức. Thở ra trong khi hoạt động gắng sức.

Lựa chọn tư thế có thể làm giảm khó thở như: Nằm sấp hoặc nằm nghiêng đầu cao hoặc ngồi cúi đầu ra phía trước...



HUỲNH LÊ
 

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?