Hứa hẹn thành tựu khoa học mới của Ấn Độ: khám phá đại dương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Ấn Độ đang đóng tàu lặn có người lái đầu tiên để tiến hành sứ mệnh nghiên cứu tài nguyên biển sâu và đánh giá đa dạng sinh học.
Tàu lặn MATSYA 6000 đang được phát triển. Ảnh: Bộ khoa học trái đất Ấn Độ

Tàu lặn MATSYA 6000 đang được phát triển. Ảnh: Bộ khoa học trái đất Ấn Độ

Theo trang Bloomberg ngày 12/9, dự án này là dấu hiệu mới nhất cho thấy Ấn Độ muốn nâng cao vị thế khoa học công nghệ trên thế giới, nhất là trong không gian và những khu vực chưa được khám phá.

Tàu lặn có tên gọi "MATSYA 6000" nói trên đang được phát triển tại Viện Công nghệ Đại dương quốc gia. Theo trang India Today, con tàu sẽ được hoàn thành vào năm 2026.

Thông tin về sứ mệnh biển sâu được công bố không lâu sau khi tàu vũ trụ của Ấn Độ đáp thành công xuống gần cực Nam mặt trăng hôm 23/8.

Theo ông Kiren Rijiju, Bộ trưởng Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, khi được đưa vào hoạt động, tàu lặn sẽ đưa 3 người xuống độ sâu 6 km trong sứ mệnh có tên gọi "Samudrayan", đồng thời khẳng định chuyến thám hiểm không làm xáo trộn hệ sinh thái đại dương.

Có thể bạn quan tâm

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố đẩy nhanh phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố đẩy nhanh phát triển sức mạnh vũ khí hạt nhân

(GLO)- Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8-10 đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẽ đẩy nhanh phát triển khoa học và công nghiệp quốc phòng để trở thành siêu cường quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân nếu như bị tấn công.

Phụ nữ bắt nhịp với chuyển đổi số

Phụ nữ Gia Lai bắt nhịp với chuyển đổi số

(GLO)- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng xã hội an toàn đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp tại Gia Lai. Đây cũng là chủ đề của năm, giúp phụ nữ bắt nhịp với chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động và phong trào của các cấp Hội.