Hôn nhân trong luật tục Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong xã hội quần hôn nguyên thủy, chế độ mẫu hệ giúp con người biết chính xác ai đã sinh ra mình. Vì vậy, vấn đề hôn nhân chiếm một số điều đáng kể trong luật tục Tây Nguyên.
Phần nói về hôn nhân, trong luật tục Ê Đê (chương V) có 127 điều; luật tục Jrai vùng Cheo Reo và Pleiku (chương IV) có 12 điều, luật tục Jrai vùng Chư Păh (chương III) có 10 điều; luật tục M’Nông (chương V) có 49 điều quy định rõ từ việc trai gái tìm hiểu nhau, đến trao vòng đính ước, thách cưới, rồi lễ cưới, cả việc ngoại tình, ly hôn, cưỡng dâm... nên như thế nào? Những gì là vi phạm? xử phạt ra sao?
Bỏ qua những yếu tố tiêu cực thì hôn nhân trong luật tục các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên có rất nhiều điều đáng quan tâm, trước hết là tự do tìm hiểu. Luật tục Ê Đê ở điều 95 về việc đính hôn và từ hôn quy định rõ không có sự cưỡng ép: “Trâu bò không ai ép thừng/trai gái không ai ép duyên/Nếu trai gái ưng nhau tự họ sẽ cầm lấy vòng”. Điều 3 trong chương Hôn nhân và Gia đình, luật tục M’Nông căn dặn đôi trai gái yêu nhau: “Phải thăm dò bà con trong làng/Người ấy đã có ai hỏi/Hỏi kỹ mới trao vòng”.
Vòng đồng đính hôn đã trao nghĩa là hôn ước đã được công nhận. Yàng đã chứng kiến lời thề thiêng liêng hai bên cam kết, đã được phép của gia đình cho tìm hiểu, nếu ai bội ước thì sẽ phải đền bù danh dự cho phía bên kia. Sau thời gian đủ để tìm hiểu nhau, không có bất cứ một sự phản đối hay rắc rối nào xảy ra, cô gái phải lo lễ vật để dẫn cưới. Luật tục M’Nông quy định rõ, ngoài các lễ vật khác, trước khi đi rước rể “Bên nhà gái nướng một heo và một ché/Trao cho cha mẹ chồng cơm nếp và một dây hạt cườm/Khi về đến nhà chồng một heo một rượu”...
Tuy nhiên, nhất định không được kết hôn trong cùng một dòng họ, vì như thế là loạn luân, sẽ khiến cho các vị thần linh nổi giận, phạt lây đến cả cộng đồng: “Gió bão sẽ cuốn buôn làng/Sét sẽ đánh sạch nhà cửa”. Các Yàng còn làm cho “Đất đai khô hạn/Ngô lúa chết khát chết khô/Thú rừng, sâu bọ chết đói/Dưa chuột rụng/Dưa hấu thối/Cây cối không mọc được/Vì thế chúng bị đem ra xét xử”.
Lễ cưới truyền thống của người Jrai được TP. Pleiku phục dựng trong Tuần lễ Văn hóa-Du lịch năm 2020. Ảnh: Đức Thụy
Lễ cưới truyền thống của người Jrai được TP. Pleiku phục dựng trong Tuần lễ Văn hóa-Du lịch năm 2020. Ảnh: Đức Thụy
Tiếp theo là những quy định để gìn giữ tính bền vững của hôn nhân. Luật tục Ê Đê quy định: “Lấy vợ thì phải ở với vợ cho đến chết/Chớ có ban đêm nói thế này/ban ngày nói thế khác”. Còn luật tục Jrai thì nhắc nhở: “Đừng có giẫm lên chiếu/đừng có bước qua cửa phòng người ta/Cốc nước phải cầm, cái bến phải giữ” (người Tây Nguyên rất coi trọng nguồn nước, bến nước nên ví hôn nhân như bến nước phải gìn giữ). Hoặc “Mỗi người đã có một đống củi để sưởi/một con vẹt để nhìn”... chớ nên để ý quan tâm đến vợ (hoặc chồng) người khác, nhà khác.
Luật tục M’Nông quy định sống cùng nhau phải có sự kiên trì, khó khăn cũng đừng quản ngại: “Khi lạt muối đừng bỏ nhau/Bị thiếu ăn đừng bỏ nhau/bị cháy nhà đừng bỏ nhau/Khi có nợ nần đừng bỏ nhau”. Nếu xảy ra việc bất hòa giữa vợ chồng thì hai bên phải tìm hiểu và sửa chữa chứ không được bỗng chốc mà bỏ nhau: “Ching không kêu ta sửa một ngày/Gong không kêu ta sửa một ngày/Voi còn bướng ta tập một ngày”. Khi “Voi đã được xiềng, chiêng đã treo”, trường hợp hãn hữu lắm mà phải ly hôn, bất cứ là phía nào, người gây chuyện sẽ phải bồi thường gấp đôi những gì đã đưa ra trong lễ cưới: “Đền thịt, đền rượu/đồ vật một nó phải trả hai/Chém con trâu làm lễ ly hôn/Trả Rlung (ché quý) mới được bỏ vợ bỏ chồng”... Lúc đó “Cái vòng đồng đúc sẽ được tháo ra, cái vòng đồng dây sẽ được cởi ra, ngựa voi mỗi con sẽ đi ăn một ngả”.       
Đã có những quy định rành rẽ này nên việc ngoại tình của những kẻ “thèm bông hoa tông mông, thèm con diều có đuôi dài” bị coi là rất xấu xa, là kẻ có tội rất nghiêm trọng. Vì “Dao có rồi còn đi kiếm sắt/Cơm có rồi còn đi kiếm lúa/Cá có rồi còn đi bắt nữa”. Khi cưới “Cha nó người ta đã cho một lợn đực. Mẹ nó người ta đã đưa một lợn cái” nên ngoài việc “phải trở về làng bồi thường” còn nghiêm trọng hơn là “đã gây ra chuyện thì sẽ bị mất mạng”. Điều này đủ thấy sự khắt khe của luật tục đối với tội ngoại tình.
Ngoài ra, luật tục các dân tộc thiểu số Tây Nguyên còn có những quy định cụ thể về việc vợ chồng không có con cái, nhận con nuôi thì ngoài việc cả dòng họ phải coi đó như con đẻ, còn khi qua đời của cải cũng phải chia cho như những người con cháu khác. Hay đối với những người bị chết vợ hoặc chồng, nếu không chịu “nối dây”, sau một thời gian sẽ được lấy người khác để có người chăm sóc. Trong đó cũng có quy định xử phạt theo mức độ những kẻ đánh vợ, những phụ nữ lén lút phá thai...
Luật tục Tây Nguyên ra đời trong một xã hội chưa phân chia giai cấp, do trình độ dân trí, do mẫu hệ, có những điểm ngày nay không còn phù hợp. Tuy nhiên, một số những quy định về hôn nhân đọc lại vẫn nhận ra giá trị ràng buộc, đảm bảo sự bền vững của một gia đình, của cả cộng đồng mà không phải hương ước của vùng nào cũng có.
LINH NGA NIÊ KDAM

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.