Hội thảo KHQT về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhằm phát triển du lịch bền vững, trong 02 ngày 18 và 19/6 tới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ phối hợp với Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.
Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết
Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết
Hội thảo dự kiến có sự tham dự của khoảng hơn 500 chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Hội thảo gồm phiên khai mạc chung, phiên văn hóa Sa Huỳnh, phiên di sản địa chất, phiên thảo luận chung và bế mạc. Đến thời điểm này, Ban tổ chức đã nhận được 66 bài viết và tham luận về văn hóa Sa Huỳnh, về di sản địa chất, quản lý, bảo tồn di sản, đa dạng sinh học…, các tài liệu được dịch sang 2 thứ tiếng Việt - Anh.
Tại Hội thảo, sẽ có 12 gian trưng bày các Công viên địa chất ở Việt Nam, các sản phẩm địa phương, các công ty lữ hành và các cơ sở lưu trú. Ban Tổ chức cũng sẽ chọn 60 ảnh để tổ chức trưng bày. Các ấn phẩm tuyên truyền như băng rôn, sách giới thiệu về Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh đến nay đã được chuẩn bị chu đáo. Clip trình chiếu trong thời gian diễn ra hội thảo để giới thiệu Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh cũng đang được xây dựng và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng trailer quảng bá Hội thảo phát trên kênh PTQ.
Ban Tổ chức Hội thảo cũng cho biết các hoạt động bên lề như: Giải bóng đá mi ni tranh cúp Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh diễn ra từ ngày 10- 16/6/2019.
Theo thống kê, đến thời điểm này, các chuyên gia đã xác định có khoảng 90 di sản nằm trong công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Các điểm di sản này được phân bổ trên 4 tuyến hội tụ với nhau tạo nên diện mạo "Miền đất của những chuyển động". Đây chính là chủ đề của công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.
Trong đó, tuyến phía đông (Bí ẩn nơi đảo thiêng), với 30 điểm di sản địa chất, văn hóa đan xen và tích hợp lẫn nhau là chuyến hải trình tham quan đảo Lý Sơn, được xem là vùng lõi của công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh; tuyến phía tây (Vũ điệu thời gian) thuộc vùng đại ngàn của hương quế Trà Bồng, là vũ điệu của lục địa cổ, của các lớp thạch quyển nâng lên, hạ xuống, của các lớp đá biến chất va chạm vào nhau trong quá trình kiến tạo; tuyến phía nam (Hành trình về những nền văn hóa cổ), là không gian xưa ẩn hiện dấu tích của các nền văn hóa rực rỡ một thời: văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm pa.
Đặc biệt, kho chum Sa Huỳnh được phát hiện quanh đầm nước ngọt An Khê không chỉ hé lộ việc cư dân Sa Huỳnh cổ sống chủ yếu bằng nghề nông và đi biển, có nền sản xuất hàng hóa, giao thương khá phát triển mà còn khẳng định một tục táng khu biệt rất điển hình. Cuối cùng là tuyến phía bắc (Tiếng vọng của biển và ký ức chiến tranh), nơi được xem là nghĩa địa tàu cổ đắm, con đường gốm sứ trên Biển Đông...
Lan Anh (t/h, toquoc)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.