Hồi sinh những dòng sông chết ở Thủ đô - Bài 2: 'Hạ thổ' thấy việc thi công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được sự đồng ý của Ban quản lý dự án, chúng tôi được dẫn xuống công trường thi công dưới lòng đất của Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (thành phố Hà Nội). 

Tại đây, chúng tôi được gặp, nghe những kỹ sư người Việt đang vận hành cỗ máy hiện đại để thi công dự án...

Đối đầu với vật cản dưới lòng đất

Phó GĐ Ban Điều hành Liên danh nhà thầu Khánh An - Sông Đà 9 Nguyễn Trung Kiên hướng dẫn chúng tôi thắt đai an toàn, rồi từng người theo chân anh Kiên xuống một miệng giếng đang thi công. Vừa đi, anh Kiên vừa kể chuyện, tại Hà Nội nói chung và các thành phố khác ở Việt Nam, việc áp dụng công nghệ khoan kích ngầm có những khó khăn nhất định. Đó là tình trạng bản vẽ hoàn công hoặc thực tế tại các mặt bằng thi công đang rất khác so với bản vẽ thiết kế. Vì thế, trong quá trình thi công có thể gặp các chướng ngại vật không thể lường trước được, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân tích thi công.

“Như trong quá trình thi công, chúng tôi gặp chướng ngại vật dưới nút giao của tuyến đường Nguyễn Văn Lộc, phải giải quyết gần một tháng mới xong. Bởi vì, máy khoan kích này khi đã đi vào trong lòng đất là không thể lùi lại được. Gặp vấn đề này, chúng tôi đành phải khoanh vùng, thực hiện các biện pháp thi công, đào xuống để xử lý, sau đó là tiếp tục khoan kích mới qua được. Đây cũng là tình huống khó khăn nhất khi áp dụng khoan kích ở các gói thầu đào cống tại Hà Nội và cũng là đầu tiên tại nước ta”, anh Kiên cho hay.

Cụ thể, tại sự cố trên đường Nguyễn Văn Lộc, máy đào đã vướng vào đường nước thải hiện hữu. Do đầu máy đào có 1 đầu đọc, khi đầu đọc này chạm phải chướng ngại vật là kim loại hay là bê tông sẽ có tín hiệu báo lên hệ thống. “Khi phát hiện vấn đề, anh em sẽ có biện pháp thông báo với bộ phận chỉ huy trên mặt đất. Sau đó, chúng tôi sẽ cùng thảo luận với lại kỹ sư người Nhật tại công trường và đơn vị tư vấn, chủ đầu tư để đưa ra phương án xử lý nhanh và tốt nhất, làm sao để tiếp tục đưa khoan kích trở lại hoạt động. Ở trường hợp cụ thể này, sau khi đã xác định được chướng ngại vật, chúng tôi liên hệ với Công ty Thoát nước Hà Nội và các đơn vị điện lực để đưa ra phương án xử lý. Phương án là tạm thời cô lập cống nước thải, song song kết hợp với Công ty thoát nước để đảm bảo thoát nước trong khu vực này. Sau khi có phản hồi từ các bên như Công ty Thoát nước Hà Nội, Sở Xây dựng chấp thuận phương án, Sở Giao thông Vận tải khoanh vùng, trong vòng 2 đêm, sự cố trên đã được xử lý xong và khoan kích tiếp tục công việc”, anh Kiên nói. Anh Kiên nhấn mạnh, đây là dạng vấn đề không lường trước được, cũng là khó khăn giữa bản hoàn công và bản thực tế.

Các kỹ sư trên công trường trò chuyện cùng nhóm phóng viên.

Các kỹ sư trên công trường trò chuyện cùng nhóm phóng viên.

Sau mỗi sự cố, để dòng chảy công việc tiếp tục, các phong trào thi đua liên kết sáng tạo được đưa ra để kịp tiến độ thi công. “Nhà thầu chính khẩn trương giải quyết xung đột, đơn vị thi công khoan kích, đơn vị cung ứng vật tư đẩy nhanh công tác cấp cống… và chủ đầu tư sẽ là trọng tài. Sau mỗi phong trào, các buổi sơ kết nội bộ được tổ chức, đề xuất khen thưởng các đơn vị có thành tích tốt. Từ phong trào đó, tiến độ thi công luôn được đảm bảo”, anh Kiên cho biết.

Trong buồng lái của máy khoan

Ở công trường đường Vũ Trọng Khánh (Hà Đông) này có khoảng hơn 20 người đang tham gia thi công. Mỗi ngày có 2 ca làm việc với 8 công nhân và 2 kỹ sư. Chúng tôi theo chân anh PGĐ Kiên di chuyển từ miệng giếng khoan xuống cống ngầm đang trong quá trình thi công gặp kỹ sư khoan kích Tạ Bá Doãn vừa nghỉ giữa ca. Anh Doãn sinh năm 1991, sau quá trình làm việc, phấn đấu, năm 2016 anh được cử đi Nhật học lái khoan kích ngầm. “Khi bắt đầu học rất khó khăn vì mình không hiểu ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, sau một thời gian làm làm quen, dần dần tôi cũng nắm bắt được kỹ thuật, hiểu được ngôn ngữ chuyên ngành. Có mọi người trợ giúp tận tình nên trình độ ngày một tiến bộ”, anh Doãn chia sẻ và tự hào rằng, người Việt được các chuyên gia khen là chăm chỉ cần cù, học hành nhanh nhẹn. Hơn nữa, các kỹ sư đưa sang học đều trẻ, khoẻ, lại thêm môi trường làm việc thực tế nên phong cách làm việc tốt lên rõ rệt và linh hoạt hơn.

Hỏi Kỹ sư Doãn lái khoan kích dưới lòng đất thế nào, anh bảo, rất khác với lái xe thường. “Lái xe kích dưới lòng đất không nhìn thấy gì. Mắt chỉ chú ý vào màn hình nắm bắt các thông số đo đạc, bùn đất xem có phù hợp. Lái khoan kích phải đi theo tuyến đã định sẵn và đúng cao độ được thiết kế”, anh Doãn nói.

“Để vượt qua những khó khăn, chủ đầu tư phải xắn tay vào làm việc. Chủ đầu tư phải hỗ trợ tối đa từ công tác giải phóng mặt bằng hay xin phép thi công. Những khi cần tham vấn cộng đồng để thi công thì phải giải đáp, khi người dân thấy được ích lợi mới vui vẻ đồng ý. Chủ đầu tư phải kết nối với địa phương, làm việc với các sở, ban, ngành để thực hiện công tác xin cấp phép, cung ứng vật tư…”.

Anh Nguyễn Trung Kiên, Phó GĐ ban điều hành Khánh An – Sông Đà 9

Theo đó, để thực hiện được công việc này, trong buồng lái sẽ có 2 đến 3 người. “Công việc của tôi là lái máy, điều khiển vận hành. Người thứ 2 hai là phụ lái. Khoan kích sẽ đào đất, vận chuyển bùn, đất ra phía sau. Cứ mỗi mét dài lái máy cùng với quản lý kiểm tra đo đạc xem có phù phù hợp chưa”, anh Doãn nói và cho biết, lái trong buồng lái rất an toàn vì buồng lái được trang bị máy vận hành khí trong trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng. Tuy nhiên, diện tích trong buồng lái khá chật hẹp. Vì thế, trong quá trình lái phải quan sát, lái cẩn thận để tránh những sự cố. Và với không gian nhỏ như vậy, mỗi ca lái máy thường kéo dài từ 40-50 phút. Sau đó, kíp lái có thể ra ngoài để nghỉ trong thời gian chờ lắp đặt ống cống tiếp theo.

Những ống cống sẽ được hạ ngầm.
Những ống cống sẽ được hạ ngầm.
Thi công dưới cống ngầm.

Thi công dưới cống ngầm.

“Trong quá trình lái có lúc cũng gặp những trục trặc. Có khi dây tiếp xúc đầu máy kém, phải kiểm tra dây xem có vấn đề gì không. Nhiều trường hợp có thể xử lý trực tiếp ở dưới, nhưng có khi phải gọi kỹ sư xuống kiểm tra, hỗ trợ”, anh Doãn cho hay.

Rồi anh Doãn kể tiếp, đó là những khó khăn, trục trặc có thể xử lý ở trong nước, có những trục trặc phải mời chuyên gia nước ngoài hoặc đưa máy móc về Nhật mới xử lý được. Tiếp lời, PGĐ Kiên cho hay, có lẽ khó khăn nhất tính đến giờ là thi công trong giai đoạn COVID-19. Công nhân, kỹ sư rất vất vả từ đi lại, ra vào công trường phải cách ly, rồi đến chuyện ăn ở, sinh hoạt. Đặc biệt, các nhà cung cấp rất khó khăn để đưa được vật tư vào công trường.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…