Học sinh cuối cấp học trực tuyến có khó khăn?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các trường đã xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh cuối cấp theo hình thức phù hợp để ứng phó với những tình huống bất ngờ trước diễn biến của dịch Covid-19.

Học sinh tại TP.HCM bắt đầu học trực tuyến từ tuần này đến hết tháng 2.2021 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Học sinh tại TP.HCM bắt đầu học trực tuyến từ tuần này đến hết tháng 2.2021 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Học theo chuyên đề

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay ngay khi triển khai nhiệm vụ năm học 2020 - 2021, Sở GD-ĐT đã lưu ý các trường đẩy mạnh việc đổi mới hình thức và không gian dạy học trong trường phổ thông. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện lịch báo giảng trực tuyến, tổ chức các bài học, khóa học hay chủ đề dạy học trực tuyến.

Sở GD-ĐT cũng đã định hướng tổ bộ môn tăng cường tổ chức các chuyên đề nhằm hướng dẫn học sinh (HS) tự học, thực hiện các nhiệm vụ học tập theo các hình thức dạy học do nhà trường triển khai. Bố trí, sắp xếp thời lượng để hướng dẫn HS đọc sách, tài liệu học tập, hình thành văn hóa đọc và phương pháp đọc khoa học cho HS.

Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết để không xảy ra tình trạng bị động khi ngừng việc học ở trường do tác động từ dịch bệnh, nhà trường đã yêu cầu giáo viên (GV) thực hiện các bài giảng, những chủ đề ôn tập phù hợp với 2 hình thức học trực tiếp và trực tuyến. Ngoài ra những phần kiến thức mới thì chú trọng vào việc hướng dẫn HS làm quen với dạng bài tập để tạo điều kiện cho các em khi tự học tại nhà.
Còn ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5, TP.HCM), thông tin đã hoàn tất việc cung cấp tài khoản học trực tuyến cho khoảng 500 HS lớp 12.

Tương tự, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết theo phân phối chương trình cuối tháng 2 là HS sẽ bước vào giai đoạn kiểm tra giữa kỳ. Vì vậy, với kết quả này, nhà trường sẽ song song vừa hoàn tất kiến thức học kỳ 2 vừa củng cố, bổ sung những nội dung HS còn chưa chắc chắn để đáp ứng với yêu cầu của đề thi tuyển sinh lớp 10. Trên nền tảng cơ sở hạ tầng là các tài khoản học trực tuyến và phần mềm ứng dụng, vì vậy nhà trường chủ động chuyển đổi hình thức học vào bất kỳ thời gian nào.

Đối với HS lớp 12, ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), cho biết trong thời gian ngừng học trực tiếp tại trường thì thời khóa biểu tập trung vào các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. GV cùng HS hệ thống hóa kiến thức trước và sau mỗi buổi học, hoàn thành hết các bài tập, yêu cầu mà GV đưa ra. HS tăng cường làm thêm các bài luyện tập từ GV hay trên trang học trực tuyến, đề thi tham khảo các năm...

Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), cho hay HS lớp 9 học các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh trên phần mềm K12online mà nhà trường đã thống nhất lựa chọn. Trong các tiết học trực tuyến, GV sẽ trả lời thắc mắc, giải bài tập; vì vậy HS vừa học vừa được giải đáp kiến thức ngay sau mỗi tiết học nhằm giúp HS cuối cấp không gặp khó khăn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vì việc ngừng học tập trung.

Lập các nhóm trao đổi để tư vấn, hướng dẫn

Cũng để giúp HS có sự chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh, bà Ngô Nguyễn Thiên Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Tân Bình, TP.HCM), triển khai cho GV biên soạn các chủ đề kiến thức bám sát với mức độ yêu cầu của đề thi tuyển sinh. Đặc biệt các nội dung thiết kế trong bài giảng phải thỏa mãn sao cho sử dụng 2 hình thức dạy học trực tuyến và trực tiếp.

Bà Trang nhấn mạnh khi GV thiết kế bài giảng các chủ đề phải lưu ý đến chất lượng để nhà trường cập nhật trên trang học trực tuyến của trường. Trong trường hợp phải chuyển đổi hình thức học tập thì đảm bảo HS được tiếp cận với những bài giảng chất lượng, còn trong trường hợp học trực tiếp thì đây sẽ là kênh ôn tập, củng cố kiến thức.

Ngoài ra, lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt còn cho hay nhà trường khuyến khích GV chủ nhiệm thiết lập các nhóm trao đổi để tư vấn, hướng dẫn kịp thời cho phụ huynh lớp 9 về năng lực học tập, nguyện vọng lớp 10 phù hợp với từng HS.

 

Theo BÍCH THANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.