Hoàn thành xây dựng mỏ đa kim lớn nhất Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau ba năm kể từ ngày tái khởi động dự án (tháng 6-2010), đến nay, việc xây dựng Mỏ đa kim Núi Pháo của Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Nuiphao Mining) tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản hoàn thành.
 

Nhà máy chế biến quặng của Nuiphao Mining.
Nhà máy chế biến quặng của Nuiphao Mining.

Với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 500 triệu USD (trên 10.000 tỷ đồng) đây là dự án mỏ đa kim lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Ông Vũ Hồng-Phó Tổng Giám đốc Nuiphao Mining cho biết ngay khi tái khởi động dự án, doanh nghiệp đã tập trung vào việc đền bù, giải phóng mặt bằng.

Với sự hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên, hiện Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng trên 700 ha thuộc bốn xã của huyện Đại Từ với tổng kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng hơn 1.200 tỷ đồng; bố trí tái định cư cho hơn 600 hộ dân tại hai khu tái định cư Nam Sông Công và Hùng Sơn với các dịch vụ xã hội đi kèm gồm nhà văn hóa, trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở.

Bên cạnh đó, Nuiphao Mining cũng tập trung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là Nhà máy chế biến quặng vonfram sử dụng công nghệ hiện đại nhất từ châu Âu, Canada, Mỹ, Australia, Ấn Độ, xây dựng moong khai thác lộ thiên, khu vực nghiền thô, nghiền tinh, tuyển nổi, khu chứa đuôi quặng và các công trình phụ trợ.

Để đảm bảo tiến độ đề ra, trên công trường xây dựng mỏ luôn có hàng trăm chuyên gia kỹ thuật quốc tế cùng hơn 1.700 lao động của các nhà thầu lớn như Tập đoàn Kỹ thuật Jacobs, LICOGI, LILAMA 10, Petrosetco, CominAsia...

Trong quá trình triển khai dự án, NuiPhao Mining đã xây dựng và thực hiện tốt các cam kết về tuân thủ các chính sách của Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế về bồi thường-tái định cư, chính sách về tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực, các chính sách về an toàn lao động và bảo vệ môi trường... Doanh nghiệp phấn đấu trở thành hình mẫu tiêu biểu về khai thác, chế biến khoáng sản tại Việt Nam và trên thế giới.

Với tiến độ thực hiện như hiện nay, đảm bảo ngay trong một vài tháng tới, Nuiphao Mining có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường khác, đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng như sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Thái Nguyên.

Theo dự án được phê duyệt, khi đi vào hoạt động, mỗi năm Nuiphao Mining khai thác, chế biến khoảng 3,5 triệu tấn quặng vonfram, fluorit, bismuth, đồng và vàng, trong đó 80% sản phẩm sẽ được xuất khẩu, tạo việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm