Hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong những năm qua, mạng lưới giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh được tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, theo đó, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp, mở rộng. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020 cũng được triển khai khá đồng bộ, góp phần tạo nên bộ mặt khang trang cho các địa phương.
 

 Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị. Ảnh: Hà Duy
Từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị. Ảnh: Hà Duy

Là “trái tim” của Gia Lai, TP. Pleiku luôn xác định hệ thống giao thông chính là huyết mạch quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa giữa thành phố và các huyện lân cận, là điểm giao thoa giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nên trong nhiều năm qua, Pleiku rất chú trọng đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị trên địa bàn. Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải, hiện toàn thành phố có 840 km đường giao thông gồm 182 tuyến đường đô thị có tên; gần 1.100 tuyến đường giao thông nông thôn thuộc 14 phường và 9 xã và 42 tuyến đường trong khu quy hoạch, khu tái định cư…

Trong giai đoạn 2011-2015, thành phố đặt mục tiêu đầu tư nâng cấp, mở rộng, kết nối và mở các tuyến đường giao thông đối ngoại, giao thông nội thành để đảm bảo tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thành so với đất xây dựng trong khu vực nội thành đạt trên 22% và đến năm 2020 đạt 24%. Mật độ đường trong khu vực nội thành đạt trên 10 km/km2 (đến năm 2020 là 13 km/km2), diện tích đất giao thông/dân số nội thành đạt trên 13 m2/người. Cho đến nay, đã có 80% tuyến đường được nhựa hóa, bê tông hóa và đến năm 2020 sẽ tăng 90%.

Bên cạnh TP. Pleiku, hệ thống giao thông các địa phương trong tỉnh cũng đang dần hoàn thiện. Theo đánh giá của Sở Giao thông-Vận tải, ở tỉnh ta, mạng lưới giao thông được phân bố khá hợp lý giữa hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn tạo sự liên kết chặt chẽ về mặt địa lý giữa tỉnh lỵ với các huyện lỵ, giữa thành phố với các thị xã, thị trấn. Hàng loạt các tuyến đường huyện, đường đô thị, các tuyến đường cơ bản nối từ trung tâm xã đến huyện, đến thị xã, thành phố. Các công trình cầu như: Bến Mộng, Suối Vối, Đak Lốp, Sông Ba, Phú Cần… đã góp phần phá thế độc đạo về giao thông trên địa bàn, kinh tế-xã hội theo đó từng bước phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc được nâng cao.

 

Đối với các trung tâm đô thị lớn như thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thị trấn Chư Sê (dự kiến lên thị xã), đến cuối năm 2015 cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ.
Đối với các trung tâm đô thị lớn đến cuối năm 2015 cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ.

Từ nay đến năm 2020, tỉnh ta vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác đầu tư xây dựng theo Quyết định 39/2011/QĐ-UBND ngày 28-12-2011 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Gia Lai đến năm 2020 với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường khai thác với chỉ tiêu cụ thể là xây dựng mạng lưới giao thông vận tải hợp lý, liên hoàn, thông suốt, đầu tư từng bước, hoàn chỉnh đồng bộ các trục đường, các nút giao thông các đô thị, đồng thời tiếp tục xây dựng hiện đại hóa mạng lưới đường phố nội thị gắn với chỉnh trang các đô thị kết hợp với các công trình hạ tầng ngầm tại các khu đô thị mới.

Đối với các trung tâm đô thị lớn như thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thị trấn Chư Sê (dự kiến lên thị xã), đến cuối năm 2015 cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông đô thị hiện đại, đồng bộ. Đồng thời xây dựng TP. Pleiku thành trung tâm đầu mối giao thông của tỉnh, liên kết với các tỉnh, vùng phụ cận. Mở rộng nâng cấp các trục đường hướng tâm Pleiku và đường vành đai, xây dựng tuyến vành đai phía Đông kéo dài đến Hàm Rồng. Đối với các tuyến đường huyện, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 sẽ đạt 1.670 km, quy mô tối thiểu cấp V, mặt đường đạt 100% có kết cấu mặt, công trình trên tuyến tải trọng cầu cống HL.93, H30-XB80.

Nhìn chung, đến nay tỉnh đã cơ bản từng bước đáp ứng các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển giao thông đến năm 2020. Và tỉnh đang tiếp tục phấn đấu hoàn thiện, hoàn chỉnh chỉ tiêu chiến lược đặt ra trong những năm tới.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).