Hoài nghi về "kiếm của vua Thành Thái" được bán giá 50.000 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người trong giới chuyên môn, nhà nghiên cứu đang xôn xao trước việc nhà đấu giá GWS Auctions (Mỹ) bán đấu giá thành công "thanh kiếm của vua Thành Thái" với giá 50.000 USD.

 Thanh kiếm của vua Thành Thái được bán đấu giá tại Mỹ với giá 50.000 USD
Thanh kiếm của vua Thành Thái được bán đấu giá tại Mỹ với giá 50.000 USD


Ngày 19-7 (giờ Việt Nam), nhà đấu giá GWS Auctions (Mỹ) đã bán thành công một thanh kiếm mà họ cho là của vua Thành Thái, vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, với giá 50.000 USD.

Theo mô tả của nhà đấu giá, thanh kiếm dài 32 inch (81 cm), nơi rộng nhất 4 inch (10 cm) và bề rộng lưỡi kiếm là 1,5 inch (3,8 cm). "Vật gia truyền quý giá này đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều triều đại và tồn tại hơn 1.000 năm. Thanh kiếm đại diện cho một quốc gia thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc và được trang trí bằng đá quý bên trong, các chi tiết được khắc và tay cầm hình hoa sen" - GWS Auctions mô tả.

Về nguồn gốc thanh kiếm, GWS Auctions cho biết thuộc quyền sở hữu của con cháu hoàng tộc nhà Nguyễn hiện sinh sống tại Mỹ, "mong muốn được giữ kín danh tính vì vẫn có người thân sống ở Việt Nam".

Giới nghiên cứu ở Việt Nam đang xôn xao về việc này. Trên các diễn đàn, hội nhóm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, cổ vật đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về lai lịch thanh kiếm. Có ý kiến cho rằng thanh kiếm được đấu giá chỉ là hàng giả, bằng chứng được đưa ra khi đối chiếu bút tích (chữ Hán) của vua Thành Thái còn được lưu trữ với hàng chữ trên cây kiếm. Cụ thể, theo các bút tích, vua Thành Thái viết từ trên xuống dưới, từ phải sang trái còn các chữ Hán trên thanh kiếm lại được viết từ trái qua phải.

Ngoài ra, 4 chữ "Vương quyền Thành Thái" trên thanh kiếm được cho là cụm từ không chính xác khi đặt vào thể chế chính trị của nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Theo đó, từ khi vua Gia Long chính thức lên ngôi vào năm 1806, các vị vua sau đó của triều Nguyễn cũng đều xưng là hoàng đế - cao hơn quốc vương.


 

Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể thanh kiếm này là giả
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể thanh kiếm này là giả



Ông Tôn Thất Minh Khôi, một trong những hậu duệ của nhà Nguyễn và là người đam mê nghiên cứu lịch sử, cho biết các cụm từ liên quan người cai trị triều Nguyễn cũng đều dùng các tiền tố hoàng và đế để gọi nhằm thể hiện rõ địa vị của bậc thiên tử. Theo cách lý luận này, lẽ ra "Vương quyền Thành Thái" phải được chuyển thành "Hoàng quyền Thành Thái" hoặc "Đế quyền Thành Thái".

Theo TS Đoàn Thành Lộc - nhà nghiên cứu, họa sĩ, nghệ nhân, người sáng lập Nam Ngọc Hiên - dòng chữ "Thập nhất niên trọng xuân chi cát, công bộ phụng giám chú" (tạm hiểu: Ngày tốt của tháng 2 năm Thành Thái thứ 11, do Bộ Công chế tạo) không chỉ sai về lối viết từ trái sang phải mà còn về mặt ngữ nghĩa. Hoa văn trên kiếm cũng "xa lạ với hoa văn đương thời".


 

Bằng chứng được đưa ra là những chữ Hán khắc trên vỏ kiếm
Bằng chứng được đưa ra là những chữ Hán khắc trên vỏ kiếm


Trên thanh kiếm có thêm 4 chữ "An dân Bảo kiếm" cũng khiến nhiều người nghiên cứu lịch sử nghi ngờ. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) hiện trưng bày 2 thanh "An dân Bảo kiếm" của Hoàng đế Khải Định với lối khắc chữ theo truyền thống từ trên xuống dưới, khác với từ trái sang phải như "kiếm của vua Thành Thái". Mức độ tinh xảo trong khâu chế tác cũng một trời một vực.  

Sự việc vẫn tiếp tục có những tranh cãi vì phía nhà đấu giá chưa lên tiếng, trong khi người đấu giá thành công thanh kiếm cũng chưa có bất cứ phản hồi nào.

 

Theo Thùy Trang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.